Định hướng phát triển nông nghiệp theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 108 - 110)

- Cùng với định hướng phát triển chuyên môn hóa ngành nông nghiệp của vùng ĐBSCL, tỉnh Sóc Trăng và huyện Kế Sách nói riêng trở thành một bộ phận trong sự phát triển nông của toàn vùng. Hiện nay ngành nông nghiệp huyện thể hiện tính chuyên môn hóa rõ rệt của vùng đó là sản xuất lương thực, thực phẩm trên cơ sở thâm canh cao, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật nhiều hơn trong nông nghiệp hướng đến một nền nông nghiệp áp dụng công nghệ cao và phát triển bền vững. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy máy gặt đập liên hợp mỗi khi đến mùa thu hoạch, không còn hình ảnh rất nhiều người

nông dân lom khom cắt lúa hay vác lúa… Hòa chung định hướng phát triển bền vững trong nông nghiệp, huyện tăng cường xây dựng kế hoạch cũng như mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho người nông dân của huyện. Tuy nhiên, với sự khai thác lãnh thổ nông nghiệp trên địa bàn huyện, tùy theo điều kiện từng vùng khác nhau nên lại hình thành các vùng phát triển nông nghiệp khác nhau, tuy sự khác nhau không nhiều nhưng dần hướng đến sự phát triển theo hướng hiện đại đã hình thành các tiểu vùng chuyên về một số nông sản, đó là thế mạnh của các tiểu vùng.

- Đối với cây trồng, huyện ưu tiên đầu tư các dự án khuyến nông phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

+ Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh như vùng lúa chất lượng cao ở Đại Hải, Kế An, Thới An Hội.

+ Vùng trồng cây ăn trái tập trung với các cây trồng chủ lực như cam Sành, bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi, vú sữa.

+ Xoài sẽ tập trung phát triển ở Nhơn Mỹ, An Lạc Tây, Thới An Hội bởi vì những xã này đã có kinh nghiệm trong trồng loại cây ăn trái này từ rất sớm và khâu vận chuyển nông sản cũng rất thuận tiện do giao thông thông thoáng và khu vực này có nhiều điểm thu mua nông sản.

+ Vùng trồng nấm rơm ở Kế Thành, Kế An, Thới An Hội và thị trấn Kế Sách.

+ Vùng trồng nhãn ở Nhơn Mỹ, An Lạc Tây, An Lạc Thôn, Phong Nẫm. + Sầu riêng, chôm chôm thì tập trung phát triển ở Xuân Hòa và Ba Trinh hai xã này đã và đang dần hình thành vùng trồng cây ăn trái lâu năm mang lại giá trị KT cao cho nông dân. Hiện nay một số nhà vườn đã đặt cây ăn trái thay cho vườn cây tạp trước đây (xem hình ở phụ lục).

- Về thủy sản, duy trì và phát triển vùng nuôi cá tra cặp theo sông Hậu. Bên cạnh đó, để khai thác tiềm năng mặt nước ven Sông Hậu, huyện xây dựng dự án nuôi thuỷ sản ở các xã Phong Nẫm, Nhơn Mỹ, An Lạc Tây và An Lạc

Thôn, với phương thức nuôi thuỷ sản nước ngọt trong ao, nhằm để tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi khi vay vốn tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)