Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vận dụng cho cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 36 - 38)

nông thôn và căn cứ vào đó để công nhận các xã nông thôn mới. Hiện nay trên địa bàn huyện Kế Sách đã có 2 xã đã đạt các tiêu chí nông thôn mới đó là xã Ba Trinh và xã Trinh Phú.

1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vận dụng cho cấp huyện huyện

Là một bộ phận tự nhiên trong vùng nông nghiệp ĐBSCL, Kế Sách phát triển nông nghiệp theo đặc trưng và định hướng phát triển của vùng. Mục đích chính của việc tổ chức sản xuất nông nghiệp là nhằm sử dụng triệt để các điều kiện tự nhiên và KT xã hội hiện có góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện phổ biến có các hình thức như: trang trại, Hợp tác xã (HTX), KT hộ gia đình (KT nông hộ).

Hình thức trang trại: trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm ngư nghiệp phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng KT nông hộ và cơ bản mang bản chất của nền KT hộ. Quá trình hình thành và phát triển KT trang trại có gắn với sự tích tụ tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, tư liệu sản xuất – vốn, khoa học – kỹ thuật và công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hoang hóa với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. (Đặng Văn Phan, 2008)

Năm 2017 trang trại của huyện chủ yếu là các trang trại chăn nuôi, ngày nay ngành nông nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các trang trại được đăng ký chứng nhận trang trại, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nên đã có sự phát triển hình thức trang trại ở huyện Kế Sách và chủ yếu là trong lĩnh vực chăn nuôi nên chăn nuôi gia súc, gia cầm có chiều hướng từ quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn với kỹ thuật tiên tiến, điển hình là các trang trại nuôi gà thịt, heo thịt, gà đẻ, vịt đẻ tại Đại Hải, Kế An, An Lạc Thôn. Trang trại heo quy mô từ 100 con trở lên đã có 16 trang trại được thành lập mới tại các xã Đại Hải, Kế An, Xuân Hòa, Nhơn Mỹ, Thới An Hội; trang trại nuôi gà thịt, gà đẻ tiếp tục được duy trì và phát triển với tổng số 18 trang trại. Các trang trại, gia trại đều áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như xây dựng chuồng kín lạnh, máng ăn tự động, an toàn dịch bệnh được đặt lên hàng đầu.

Hợp Tác Xã: Ở nước ta HTX đã trãi qua nhiều giai đoạn thay đổi từ những hình thức của HTX đầu tiên ở nước Anh vào năm 1761 (HTX dệt), và hình thức này ở nước ta có dáng dấp của HTX kiểu cũ sang kiểu mới từ khi mới hình thành. Ngày nay có thể thấy, HTX ở nước ta lấy KT nông hộ, trang trại gia đình, từ đó phải có sự liên kết tất yếu của các HTX với các doanh nghiệp. Hình thức này mang lại lợi thế KT nhiều hơn cho nông dân nên ngày nay đây là một nhu cầu tất yếu của nông dân tham gia vào HTX nông nghiệp. Tóm lại, có thể thấy “HTX nông nghiệp là một hình thức tổ chức KT do xã viên tự nguyện lập ra và tự giải thể khi thấy không cần thiết, có nguồn vốn hoạt động do các xã

viên góp cổ phần và huy động vốn từ nguồn khác. Các HTX hoạt động nhằm duy trì, phát triển KT hộ nông dân và thực hiện có hiêu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ trang trại” (Nguyễn, Lê, & Nguyễn , 2014).

Hộ gia đình (KT nông hộ)

“Đây là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền KT nông thôn. KT nông hộ dựa chủ yếu vào lao động gia đình để khai thác và các yếu tố sản xuất khác nhằm đem về thu nhập thuần cao nhất. KT nông hộ là đơn vị KT tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc, tự cấp rồi lên sản xuất hang hóa và gắn với thị trường”. (Đặng Văn Phan, 2008).

Trong sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay rất phổ biến hình thức này và ngày càng được nâng cao hiệu quả sản xuất bởi vì có sự nâng cao về trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 36 - 38)