Về phát triển chuỗi liên kết sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 125 - 127)

- Mục tiêu của giải pháp: Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến nông sản, tạo ra mối liên hệ khép kín giữa các

khâu sản xuất, từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa. Mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng được cơ chế nền kinh tế nước ta hiện nay là phát triển theo cơ chế thị trường.

- Tổ chức thực hiện: Cần tập trung vào các định hướng chính sau

+ Phát triển các khâu sản xuất: Xây dựng các mô hình sản xuất trong nông nghiệp mà trong đó áp dụng các thành tựu của khoa học hiện đại hướng đến một nền nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả như các HTX ở Kế Thành, Kế An, các vườn cây ăn trái tập trung như ở xã Xuân Hòa, An Lạc Tây, Nhơn Mỹ. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ.

+ Liên kết với công nghiệp chế biến: Một số HTX đã tìm được các hợp đồng về thu mua sản phẩm như HTX An Thạnh, xã An Lạc Tây ký kết hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Thuận Thiên, Cần Thơ thu mua xoài Cát chu. Sự phát triển mạnh của các chuỗi liên kết trong sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của huyện, tạo đầu ra và mối liên hệ chặt chẽ trong sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo cho các khâu sản xuất nông nghiệp được diễn ra liên tục và thuận lợi. Kết quả của các mối liên kết thuận lợi phần lớn là được sự hỗ trợ của và kết hợp chặt chẽ của “4 nhà”, có như thế mới thúc đẩy ngành nông nghiệp huyện phát triển một cách bền vững.

+ Liên kết với khâu tiêu thụ: Hiện nay nông nghiệp huyện phần lớn chỉ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, đa phần là sản xuất với hình thức nông hộ, sự liên kết trong sản xuất chưa chặt chẽ, chưa thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp từ khâu đầu tư vốn, giống đến bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm và tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của huyện. Xuất phát từ thực tế nên huyện cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất từ khâu chế biến nông sản đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cụ thể như sản xuất theo chuỗi giá trị trên cánh đồng mẫu lớn, bình quân gần 2.000 ha/vụ, phục vụ tiêu thụ nội địa và là vùng nguyên liệu cung ứng gạo xuất khẩu cho vùng. Ngoài ra để thực hiện chuỗi liên kết thì nhà vườn phải đảm bảo sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GlobalGAP hay tiêu chuẩn Vietgap.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)