- Mục tiêu của giải pháp là mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho huyện có thể quảng bá nông sản ra các khu vực lân cận, đưa nông sản của huyện đến các địa phương trên cả nước và tiến xa hơn là ra thị trường nước ngoài. Huyện có thế mạnh về các sản phẩm lúa gạo và các loại cây ăn trái như bưởi, nhãn, sầu riêng,… Để có thể đưa các sản phẩm của huyện đến các thị trường lớn hơn cần đẩy mạnh khâu quảng bá thương hiệu, tăng cường tiếp thị, quảng cáo sản phẩm. Có được thị trường lớn sẽ tác động tích cực đến sức sản xuất của huyện, kích thích và thúc đẩy sản xuất, đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong định hướng phát triển ngành nông nghiệp huyện.
- Tổ chức thục hiện: Địa phương phải có kế hoạch rõ ràng và chặt chẽ, nếu thị trường được mở rộng sẽ là yếu tố thúc đẩy tất cả các yếu tố khác phát triển theo bởi vì nó sẽ là động lực cho sản xuất và yếu tố để đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Khi đó sẽ thu hút được các nhà đầu tư, các doanh nghiệp… đó cũng là điều kiện để Nhà nước hỗ trợ cho nông dân tái sản xuất vững mạnh. Trên cơ sở đó, đề tài xin được nêu ra các vấn định hướng cụ thể cho yếu tố thị trường như sau nhằm đẩy mạnh việc kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ.
+ Tạo mối liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo như công ty cổ phần Gentraco, tiêu thụ trái cây tại chợ đầu mối,... Đồng thời tiếp tục mở rộng liên kết với các doanh nghiệp khác trong cung ứng vật tư đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
+ Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo thị trường; xác định những địa bàn thuận lợi nhất để xây dựng vùng chuyên canh có quy mô sản xuất hàng hóa lớn để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cơ giới hóa, áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật, gắn vùng nguyên liệu với các cụm công nghiệp, dịch vụ theo hướng khép kín từ sản xuất-bảo quản-chế biến-tiêu thụ.
+ Phát triển các hình thức liên kết sản xuất đa dạng như nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp trong và ngoài
địa phương; phát triển kinh tế trang trại, gia trại; đổi mới HTX, phát triển các tổ hợp tác trên các lĩnh vực sản xuất; mở rộng sản xuất phải gắn với tiêu thụ. Xây dựng mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong chuỗi ngành hàng từ sản xuất tới lưu thông, nhằm đạt các yêu cầu như:
+ Đầu vào phải bảo đảm chất lượng, đúng giá, sử dụng hợp lý.
+ Sản xuất phải tập trung quy mô lớn, đúng kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa, thủy lợi hóa.
+ Sau thu hoạch phải sơ chế tốt, có kho bảo quản tốt, đóng gói, vận chuyển tốt.
+ Bảo đảm các quy định về truy xuất nguồn gốc, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.