Về quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 114 - 117)

- Mục tiêu của giải pháp là định hướng cho sự phát triển nông nghiệp của huyện dựa trên những lợi thế về tự nhiên, KT – XH của huyện cũng như nhu cầu của thị trường, quy hoạch các vùng trồng tập trung, dần hình thành nông sản đặc thù theo định hướng mỗi xã một sản phẩm. Bên cạnh đó quy hoạch theo

định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp nhất đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu về an ninh lương thực.

- Tổ chức thực hiện

+ Qui hoạch và lập dự án sản xuất

Trong xu thế hội nhập sâu rộng vào KT khu vực và thế giới hiện nay, sản xuất nông nghiệp phải bền vững, có tính cạnh tranh cao trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng sinh thái. Do vậy, công tác qui hoạch, quản lý qui hoạch và lập dự án để đầu tư đồng bộ cho sản xuất là cần thiết. Thông qua qui hoạch và đầu tư sẽ tạo ra vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung có khối lượng đủ lớn, ổn định về mẫu mã, chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong giai đoạn năm 2015-2020 thực hiện dự án “Cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả sang vườn cây ăn trái có giá trị KT cao trên địa bàn huyện Kế Sách giai đoạn 2014 – 2018”. phát triển cánh đồng mẫu lớn trồng lúa thơm tại tất cả các xã có diện tích trồng lúa lớn. Giai đoạn 2020 – 2030 định hướng nông nghiệp theo hướng hiện đại sản xuất hàng hóa công nghệ cao.

Đặc biệt, điều chỉnh quy hoạch nuôi cá Tra gắn với phát triển chế biến và thị trường xuất khẩu: Hoàn thiện rà soát quy hoạch tổng thể nuôi, chế biến cá Tra theo Quyết định số 1367 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2014 để hướng dẫn về điều kiện nuôi, chế biến, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm và xuất khẩu sản phẩm cá Tra, song song với việc đẩy mạnh hoạt động của Hiệp hội nuôi cá nước ngọt.

Chuyển diện tích lúa manh mún khó sản xuất ở các xã ven sông Hậu sang trồng rau màu và cây ăn trái. Từng bước xây dựng nông nghiệp đô thị tại thị trấn thị trấn An Lạc Thôn (trồng rau màu cao cấp, hoa kiểng)

Tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ cả về vốn và nhân lực để đảm bảo đến năm 2020 có 03 xã đạt nông thôn mới là (An Lạc Tây, Ba Trinh và xã Đại Hải. Trong đó xã An Lạc Tây đạt xã nông thôn mới nâng cao), 08 xã còn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên, số tiêu chí bình quân là 17 tiêu chí / xã; 6/8 ấp

(chiếm 75% ấp) của xã Nhơn Mỹ đạt ấp nông thôn mới xã bãi ngang. Thu nhập đầu người là 42 triệu đồng/ người/ năm (năm 2030) và 77 triệu đồng/ người/ năm (năm 2030), giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo 40% trở lên, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100% và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia đạt từ 50% trở lên.

+ Duy trì và tăng cường hoạt động của các hình thức KT tập thể

Triển khai Luật HTX 2012 và Nghị định 151 giúp các đơn vị KT tập thể phát triển và hoạt động một cách hiệu quả. Tạo điều kiện để Hiệp hội nuôi cá nước ngọt hoạt động tốt.

- Nâng cao chất lượng quy hoạch, rà soát, gắn chiến lược phát triển KT - XH của huyện với xây dựng quy hoạch, kế hoạch của tỉnh phục vụ định hướng tái cơ cấu KT nói chung và nông nghiệp nói riêng.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch của các ngành chức năng và chính quyền địa phương. Tránh tình trạng quy hoạch treo, lập kế hoạch và dự án đầu tư không theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; tiếp tục rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch vùng sản xuất cơ cấu mùa vụ phù hợp với thị trường.

3.3.4. Về vốn đầu tư

- Mục tiêu của giải pháp là dự báo tình hình trong nhân dân về nhu cầu vốn cho tái sản xuất nông nghiệp, từ đó định hướng hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế huyện về mọi mặt.

- Tổ chức thực hiện: Đối với người dân trong huyện cần vốn để đầu tư cho nông nghiệp luôn được tiếp cận hỗ trợ tín dụng kịp thời. Vấn hỗ trợ vay vốn cho sản xuất nông nghiệp trong nhân dân được các cấp lãnh đạo huyện quan tâm, sự phối hợp và hỗ trợ kịp thời của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giúp giải quyết những khó khăn về vốn tái sản xuất, ổn định sản xuất và tăng thu nhập trong nhân dân. Huyện cần có chính sách tăng vốn đầu

tư, từ các nguồn, cho ngành nông nghiệp từ 2 đến 3 lần, đặc biệt trong các công trình thủy lợi của huyện bởi vì hàng năm vào mùa mưa, đặc biệt tháng 8 đến tháng 10 diễn biến của triều cường ngày càng phức tạp, dẫn đến sạt lỡ bờ sông, đê bao (ở các cồn) trên địa bàn huyện ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, những năm gần đây tình hình dịch bệnh trên gia súc ngày càng nghiêm trọng, càn có chính sách hỗ trợ giá cho nông dân khi phải tiêu hủy đàn gia cầm hay đàn heo… Phát huy vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng, Ngân hàng thương mại, chính sách vì người nghèo… Mặt khác huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, góp phần ổn định tái cơ cấu sản xuất. Bên cạnh đó, Huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại bằng cách tổ chức tốt việc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản của huyện thông qua việc tham gia các cuộc hội thảo, hội chợ, hội thi của tỉnh, liên tỉnh, khu vực. Đồng thời chủ động liên kết với các công ty, nhà máy chế biến nông thủy sản sản xuất và tiêu thụ nông thủy sản theo hợp đồng. Đặc biệt, triển khai tốt Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Tiếp tục xây dựng nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm chủ lực của huyện. Đồng thời, bố trí hợp lý nguồn vốn ngân sách cho các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển, chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao phù hợp thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)