Căn cứ để xây dựng định hướng phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 101)

3.1. Căn cứ để xây dựng định hướng phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách Sách

3.1.1. Căn cứ chung

Dựa trên mục tiêu chung của tỉnh Sóc Trăng về phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong ngành nông nghiệp với định hướng thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trông và vật nuôi theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phấn đấu hình thành các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng với tiêu chí của thị trường xuất khẩu, nhân rộng các mô hình chuyển đổi sản xuất hiệu quả. Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Ngành nông nghiệp huyện Kế Sách đã và đang phát triển đúng hướng, tuy nhiên vẫn còn một vài khía cạnh chưa phù hợp do đó cần có những căn cứ dựa trên những định hướng phát triển chung theo sự phát triển ngành nông nghiệp của cả nước, của tỉnh. Do đó, định hướng phát triển nông nghiệp của huyện gắn liền với định hướng chung của đất nước trong và từ định hướng chung đó sẽ phát triển thành định hướng phát triển của huyện dựa trên những cơ sở phân tích những điều kiện tự nhiên, điều kiện KT - XH của huyện.

Trên cơ sở định hướng cho sự phát triển nông nghiệp chung của nước ta theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năn 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 124/QĐ-trồng trọt, ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ). Định hướng nêu rõ sự phát triển nông nghiệp trong

giai đoạn KT thị trường thì nền nông nghiệp không phát triển theo số lượng như trước mà chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Bên cạnh đó còn có rất nhiều những văn bản, chỉ thị, quyết định trong giai đoạn 2007 đến 2017 đã được áp dụng cho sự phát triển KT nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Kế Sách như sau:

- Căn cứ nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khoá X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Căn cứ Chương trình hành động số 22-CTr/TU, ngày 07/11/2008 của Tỉnh ủy, về quán triệt, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số 40/QĐ- trồng trọt ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Theo Quyết định số 423/QĐ- trồng trọt của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020;

- Chương trình hành động số 04/CTr-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2015 của UBND tỉnh Sóc Trăng về tiếp tục thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ để nền KT phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;

- Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập KT quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và Kế hoạch số 95/khoa học-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU.

- Công văn số 1914/VP-TH ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng thông báo ý kiến của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo: đồng ý xây dựng Đề án Hội nhập KT quốc tế giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-trồng trọt ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Căn cứ Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 25/6/2014 của UBND tỉnh Sóc Trăng về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020;

- Quyết định số 2337/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 Đề án phát triển lúa đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 Ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

- Kế hoạch số 13/khoa học-UBND ngày 08/02/2017 Kế hoạch chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

- Kế hoạch số 23/khoa học-UBND ngày 17/3/2015 Kế hoạch phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa giai đoạn 2014-2025.

- Kế hoạch 41/khoa học-UBND ngày 10/4/2017 Kế hoạch phòng chống hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

- Kế hoạch số 99/khoa học-UBND ngày 22/12/2016 Kế hoạch chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và chăn nuôi có hiệu quả vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2017-2020.

- Quyết định số 690/QĐHC-CTUBND ngày 01/7/2014 Phê duyệt Quy hoạch thủy sản tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định 1542/QĐHC-CTUBND ngày 31/12/2014 về việc phê duyệt báo cáo bổ sung Quy hoạch chi tiết vùng nuôi cá tra giai đoạn 2015-2020 tỉnh Sóc Trăng vào Quy hoạch thủy sản tỉnh Sóc Trăng.

- Quyết định 362/QĐ-UBND ngày 27/02/2017 Phê duyệt “Rà soát, bổ sung xây dựng Quy hoạch chi tiết và phát triển bền vững nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng vào Quy hoạch thủy sản đến năm 2020, và tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định 2169/QĐ-UBND ngày 17/9/2015 Phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012-2020.

- Quyết định số 45/QĐHC-CTUBND ngày 22/01/2010 Phê duyệt Đề án Cơ giới hóa các khâu thu hoạch và sau thu hoạch trong sản xuất lúa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, tỉnh Sóc Trăng.

- Quyết định số 204/QĐ-UBND ngày 02/10/2014 Phê duyệt Quy hoạch chi tiết cấp nước sạch nông thôn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 Phê duyệt Đề án phát triển sản xuất theo quy trình GAP cho các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2015-2020.

- Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tình hình biến đổi của khí hậu, diễn biến của tình hình sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi; dựa vào tình hình biến động dân cư, nguồn lao động và tthực tế về thu nhập của người dân trên địa bàn huyện,… Từ đó, cần có những định hướng phát triển kinh tế huyện cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:

3.1.2. Các dự báo các tác động đến phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách

- Sản xuất nông nghiệp huyện Kế Sách tiếp tục chịu tác động mạnh của sự phát triển nông nghiệp chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đây là vùng chuyên canh cây lương thực lớn nhất trong cả nước. Tác động tích cực bao gồm: thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở chế biến phát triển nhanh, khoa học – công

nghệ hiện đại. Tác động tiêu cực: quá trình CNH và ĐTH làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường, thiếu lao động nông nghiệp.

- Cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0 sẽ tạo ra các công nghệ mới, thúc đẩy sản xuất phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường.

- Biến đổi khí hậu, mùa khô kéo dài tác động tiêu cực đến ngành nông nghiệp, cần có các biện pháp thích nghi. Việc gia tăng khối lượng lớn chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và dân sinh gây ô nhiễm môi trường đất. Do vậy, cần xử lý nghiêm các vấn đề về môi trường trong việc phát triển tất cả các ngành kinh tế.

- Phát triển thương mại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lưu thông và giá cả các mặt hàng nông sản.

3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách đến năm 2030 3.2.1 Định hướng phát triển nông nghiệp theo ngành

Mục tiêu chung là phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; nâng cao thu nhập cho nông dân và phát triển nông thôn ngày càng giàu đẹp.

Từ năm 2018 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 toàn huyện về nông nghiệp vẫn thực hiện CDCC theo hướng phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản, đồng thời CDCC cây trồng trong trồng trọt nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. Toàn tỉnh nói chung và Huyện Kế Sách nói riêng đang tiếp tục hướng tới nền nông nghiệp gắn liền với công nghiệp và dịch vụ đồng thời ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.

Trên cơ sở qui hoạch chung, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tận dụng và phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững kết hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo đó, đối với sản xuất lúa thực hiện cánh đồng lớn trồng các giống đặc sản, chất lượng cao; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả KT. Phát triển

KT vườn theo hướng nâng cao giá trị cho vườn cây ăn trái bằng cách hình thành vùng chuyên canh, sử dụng giống tốt, áp dụng VietGAP, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; liên kết trong sản xuất nhằm nâng cao chuỗi giá trị trái cây. Phát triển chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại tại các khu vực có lộ lớn đi qua; áp dụng phương thức chăn nuôi tiên tiến để giảm chi phí sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xây dựng các kết cấu hạ tầng, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ thiết thực cho sản xuất. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất cho thu nhập cao, có khả năng cạnh tranh như cánh đồng mẫu, vườn kiểu mẫu mở rộng, vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Có 08/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: An Lạc Tây, Ba Trinh, Đại Hải, Phong Nẫm, Kế An, Nhơn Mỹ, Thới An Hội và xã Trinh Phú. Trong đó có 03/07 xã (An Lạc Tây, Ba Trinh và xã Đại Hải) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Nhơn Mỹ có 8/8 ấp đạt chuẩn ấp nông thôn mới xã bãi ngang. 03 xã còn lại là (Xuân Hòa, An Mỹ và xã Kế Thành đạt 18 tiêu chí)

- Tổng bình quân thu nhập đầu người là 57 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo 60%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100% và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia đạt trên 70%.

Giai đoạn 2025 - 2030

- Có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó có 07/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 100% đạt chuẩn ấp nông thôn mới xã bãi ngang, ven biển. Huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

- Phấn đấu nâng cao hơn về tổng bình quân thu nhập đầu người là 77 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo 65% trở lên, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100% và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia đạt 85%.

Cụ thể trong trồng trọt

- Cây lúa: diện tích gieo trồng 33.370 ha. Năng suất bình quân 68,90 tạ/ha, sản lượng 230.000 tấn. diện tích gieo trồng lúa đặc sản, thơm nhẹ 10.500 ha.

- Màu và cây công nghiệp ngắn ngày: diện tích gieo trồng 1.700 ha các loại. Trong đó, diện tích màu xuống ruộng là 400 chủ yếu trồng các cây màu có đầu ra như bắp, củ sắn, bầu, bí dưa.

- Cây ăn trái: diện tích vườn cây lâu năm 15.000 ha. Các loại cây trồng chủ lực gồm bưởi, cam, vú sữa, nhãn, xoài.

- Trồng cây phân tán: Giữ vững số cây trồng phân tán là 2 triệu cây, chủ yếu trồng trên các bờ kinh thuỷ lợi, lộ nông thôn, trường học…trồng thay thế các cây đã khai thác. Khai thác lâm nghiệp: Tiếp tục khai thác các cây đến tuổi thu hoạch.

Trong chăn nuôi: Đàn heo 55.000 con năm 2018 nhưng hiện nay do sự ảnh hưởng của dịch bệnh nên đã ảnh hưởng nhiều đến tổng đàn, đàn bò 800 con, gia cầm là 1,34 triệu con. Triển khai Dự án phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2017 – 2020. Định hướng đến năm 2025 số đàn lợn giảm 10.000 con và ổn định ở mức 45.000 con đến năm 2030. Sự suy giảm của đàn lợn do ảnh hưởng từ dịch tả heo Châu Phi làm cho tổng đàn giả rất mạnh, do đó khó có thể ổn định và tăng lại đàn như trước đây, điều này ảnh hưởng nhiều đến chiến lược tăng tỉ trọng trong chăn nuôi của huyện.

- Bên cạnh đó đàn bò ít bị ảnh hưởng của dịch bệnh hơn nên số lượng đàn từ 800 con năm 2018, dự kiến sẽ tăng mạnh lên 2000 con vào 2025 và 2200 con vào năm 2030.

- Đối với gia cầm, từ 1,34 triệu con năm 2018 đã được ổn định và có xu hướng tái đàn nhanh sau dịch cúm gia cầm ảnh hưởng từ những năm 2016 – 2017, hình thức nuôi công nghiệp cũng được phổ biến hơn nên tổng đàn theo định hướng sẽ tăng 1,5 triệu con vào năm 2025 và 1,6 triệu con vào năm 2030.

- Ngoài ra trong chăn nuôi trong giai đoạn tới sẽ được tăng thêm về số lượng đàn dê bởi vì dê dễ nuôi và ít bị tác động của dịch bệnh, nhu cầu của thị trường cũng ngày một tăng, nên năm 2025 dự kiến sẽ đạt 1000 con và 1400 con vào năm 2030.

Thuỷ sản: Giữ vững diện tích nuôi thuỷ sản các loại là 3.700 ha. Phấn đấu diện tích nuôi cá tra đạt 200 ha mặt nước.

 Giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích (theo giá thực tế) phấn đấu đạt từ 145 - 150 triệu đồng/ha/năm năm 2018 nhưng dự kiến đến năm 2025 sẽ cố gắng đạt 200 triệu đồng/ha/năm và năm 2030 đạt 230 triệu đồng/ha/năm, nghĩa là tăng lên 1,53 lần so với năm 2018. Định hướng này là đánh giá hiệu quả trong đường lối phát triển nông nghiệp huyện đúng hướng và đã góp phần đạt chỉ tiêu về nâng cao thu nhập cho người nông dân đến 77 triệu đồng/người/năm và giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 2% vào năm 2030.

 Ổn định mức tăng trưởng bằng mức tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015. Dự kiến tốc độ tăng trưởng từ 4,2% - 4,5% trong giai đoạn 2017 - 2020; khu vực I chiếm tỷ trọng 38 % trong cơ cấu KT của huyện. Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, phát triển mô hình cánh đồng lớn, liên kết theo chuỗi ngành hàng,... nhằm tăng quy mô sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)