Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 46)

2.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Huyện Kế Sách, nằm ở phía Bắc của tỉnh Sóc Trăng, là một trong các huyện của tỉnh (toàn tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 08 huyện). Phía Bắc Huyện Kế Sách giáp với huyện Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long thông qua dòng sông Hậu; phía đông giáp với huyện Cầu Kè của tỉnh Trà Vinh cũng có dòng sông Hậu là ranh giới tự nhiên; phía Tây Nam giáp với huyện Long Phú, Đông Nam với Châu Thành, phía Tây giáp với thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp của tỉnh Hậu Giang. Với vị trí tiếp giáp với 3 tỉnh, có những tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như đường quốc lộ 1A, đường Nam sông Hậu kể cả tuyến đường thủy quan trọng

trên sông Hậu đã tạo những điều kiện cho huyện có thể thông thương với các tỉnh lân cận và các vùng khác bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Từ huyện Kế Sách cách thành phố Cần Thơ theo đường Nam Sông Hậu là 46 km, nếu theo đường quốc lộ 1A là 52 km; nếu vận chuyển hàng hóa theo đường thủy thì dòng sông Hậu sẽ đảm nhiệm vai trò quan trọng. Ngày xưa, khi đường bộ chưa nhiều như bây giờ thì đường thủy là loại hình giao thông quan trọng nhất để vận chuyển lúa và các nông sản khác đi đến các trung tâm KT lân cận như thành phố Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cà Mau... hay đi xa hơn là đến thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi tái lập tỉnh Sóc Trăng thì một trong những huyện phát triển mạnh nhất trong tỉnh đó là Kế Sách, bởi có vị trí rất thuận lợi về giao thông đường thủy.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 35.283 ha, chiếm 10,65 % diện tích toàn tỉnh. Về phân cấp hành chánh thì toàn huyện có 2 thị trấn là thị trấn Kế Sách và thị trấn An Lạc Thôn, 11 xã là Xuân Hòa, Phong Nẫm, An Lạc Tây, Trinh Phú, Ba Trinh, Thới An Hội, Nhơn Mỹ, Kế Thành, Kế An, Đại Hải và An Mỹ. (xem phụ lục 2.1)

Nếu xét về quy mô diện tích đất tự nhiên của huyện thì đây là huyện có diện tích lớn đứng thứ năm sau các đơn vị hành chính khác như Vĩnh Châu, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú. Nếu xét về dân số thì tính đến năm 31/12/2017 thì huyện có 160.398 người, mật độ dân số trung bình là 456,60 người/km2 (theo niên giám thống kê huyện Kế Sách năm 2017).

2.2.2. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Về điều tự nhiên huyện Kế Sách, có thể thấy đây là một bộ phận của vùng ĐBSCL, những nét cơ bản về tự nhiên mang sắc thái của vùng đồng bằng phì nhiêu này. Tuy nhiên xét về cụ thể có thể thấy một số yếu tố mang đặc trưng cơ bản như sau:

- Địa hình: Nền chung của Sóc Trăng tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình 0,5m đến 1,0m so với mặt nước biển, thấp dần từ bờ biển phía Nam lên và từ ven sông Hậu vào trong nội đồng. Độ cao tuyệt đối từ 0,4 - 1,5m, độ dốc thay đổi khoảng 45cm/km chiều dài. Huyện Kế Sách cao ở phía sông Hậu thấp dần vào trong nội đồng; theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Huyện là nơi có địa hình thấp nhất trong tỉnh bởi vì vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc của tỉnh. Vùng lòng chảo phía Tây và ven kênh Cái Côn có cao trình rất thấp từ 0 đến 0,5m, mùa mưa thường bị ngập úng ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Huyện có địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tuy nhiên hạn chế chủ yếu là địa hình bị chia cắt mạnh bởi sông kênh rạch chằng chịt, gây trở ngại cho xây dựng hạ tầng và giao thông đường bộ. Đất đai phần lớn là đất bãi bồi ven sông nhiều nơi bị nhiễm mặn và nhiễm phèn, một số nơi bị úng ngập mùa mưa. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, huyện phải đầu tư nhiều cho xây dựng nâng cấp các công trình thuỷ lợi.

- Đất các nhóm đất chính của huyện Kế Sách có 3 nhóm đó là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn, đặc biệt những vùng đất gò, vùng trũng khó thoát nước. Đất huyện Kế Sách được tận dụng trong phát triển nông nghiệp, chủ yếu là trong trồng trọt.

- Thủy văn (Nước) cả tỉnh có chiều dài đường bờ biển là 72 km, tuy nhiên đối với huyện Kế Sách không giáp với biển nên nguồn nước ngọt là điều kiện rất ưu đãi từ tự nhiên cho các giống cây trồng của huyện, nguồn nước ngọt dồi dào và phong phú được cung cấp từ dòng chính của sông Hậu không chỉ phục

vụ cho tưới tiêu mà còn là điều kiện tốt cho người dân có thể nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Từ dòng chính sông Hậu có các dòng sông mang nước ngọt cho huyện Kế Sách như sông Kế Sách, các kênh đào như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Ba Rinh - Tà Liêm, Cái Côn, Rạch Vọp, Tiếp Nhật… các sông và kênh đào có vai trò quan trọng là dẫn ngọt, rửa phèn, mặn và hầu hết các hệ thống kênh đào này được hình thành từ lâu đời và ngày càng được quan tâm phát triển với những chương trình phát triển nông nghiệp của địa phương và theo định hướng của đất nước.

Nguồn lợi từ thủy sản được cung cấp từ dòng chính của sông Hậu nên trên sông có nhiều loại cá, tôm điều đó góp phần tạo thêm việc làm cho đa số người dân, tăng thu nhập và được người dân khai thác tốt những ưu đãi của thiên nhiên, góp phần vào sự phát triển đa dạng về KT, góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước. Các sông và kênh đào trên địa bàn huyện cung cấp nước tưới tiêu và thau chua rửa mặn cho đồng ruộng và các sông ngòi, kênh rạch nối với nhau thành một hệ thống chằn chịt đổ ra biển Đông mênh mông. Nguồn nước được cung cấp chính từ lượng mưa của khu vực và sự dao động của dòng nước cũng do từ nước biển tràn vào qua các cửa sông.Những tháng mùa khô nước từ thượng nguồn sông Mê-kông đổ về với lưu lượng trung bình 2.000 - 3.000 m3/giây và mùa mưa trung bình từ 7.000 - 8.000 m3/giây, do đó hàng năm vào mùa mưa thì nguồn nước ngọt dồi dào cho vùng nhưng mùa khô thì mặc dù không giáp biển nhưng huyện vẫn chịu ảnh hưởng của hiện tượng xâm nhập mặn nghiêm trọng.

- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu Nam Bộ, ảnh hưởng bởi hoạt động của gió mùa Tây Nam nên cả tỉnh nói chung và huyện Kế Sách nói riêng nhận được lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí lớn và lượng nhiệt cao. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 26,80C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 hàng năm với độ cao tuyệt đối là 37,80C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối vào tháng 12, tháng 1 hàng năm là 16,20C. Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm trên địa bàn

huyện khoảng 2.342 giờ, trung bình là 6,5 giờ/ngày. Trong năm, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 còn mùa mưa là từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.846 mm tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tổng số ngày mưa trung bình hàng năm là 136 ngày/năm. Trên địa bàn huyện quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam và gió mậu dịch bán cầu bắc, tốc độ gió trung bình là 2m/giây. Mỗi năm có trên trung bình có trên 30 cơn giông và lốc xoáy việc này ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nông dân trên địa bàn huyện, những năm gần đây khí hậu thời tiết bất lợi có chiều hướng tăng lên.

Yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện nhìn chung tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, tuy nhiên hàng năm huyện cũng chịu không ít những khó khăn như sự biến đổi của khí hậu dẫn đến xâm nhập mặn do nước biển dâng lên cao.

- Sinh vật: Cây trồng và vật nuôi của vùng thể hiện nét đặc trưng của sinh vật vùng nhiệt đới và cận xích đạo sâu sắc. Đặc trưng là cây lúa nước, cây ăn quả như bưởi, cam, chanh, nhãn, vú sữa, … vật nuôi là lợn, trâu, bò và gia cầm bên cạnh đó nuôi trồng thủy hải sản là là lợi thế mạng lại hiệu quả KT cho nông dân trên địa bàn huyện.

2.2.3. Nhóm nhân tố KT - XH

- Dân cư và nguồn lao động

Quy mô dân số năm 2007 toàn huyện có 155.395 người năm 2017 là 160.398 người, trung bình mỗi năm tăng 500 người (xem bảng phụ lục 2.1). Quy mô dân số huyện tăng qua từng năm nhưng không nhiều do một bộ phận dân số hàng năm di cư sang các khu công nghiệp để tìm việc làm; bộ phận dân cư tham gia nông nghiệp với thế mạnh chính là trồng lúa và cây ăn trái. Huyện có 3 dân tộc chính là Kinh, Hoa và Khmer, trong đó người Kinh chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số huyện (88,5%). Sự phân bố các thành phần dân tộc

trong huyện không đều, về dân tộc Hoa tập trung chủ yếu ở Thị trấn Kế Sách đến 72,1% dân tộc Hoa của toàn huyện; kế đến là dân tộc Khmer có đến 30,2%, có sự phân bố không đều, Xã Kế Thành và Thới An Hội là hai xã có dân tộc Khmer đứng sau thị trấn Kế Sách, Xuân Hòa và Phong Nẫm là hai xã có ít đồng bào người Khmer nhất. Chủ yếu người dân huyện Kế Sách tham gia hoạt động KT chủ yếu là trong nông nghiệp là chính cho nên trong tổng dân số toàn huyện thì có đến 81% là sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tốc độ phát triển đô thị hóa của huyện còn kém nên tỉ lệ dân nông thôn còn rất cao, cao hơn so với các huyện khác của tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn huyện số người tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp nhiều là yếu tố thuận lợi về nguồn lao động nhưng lao động có trình độ qua đào tạo thì chưa nhiều, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo đến 91,68%, có chứng chỉ đào tạo chỉ có 0,53%, đại học 2,27% còn trên đại học chỉ có 0,12%. Đây là yếu tố góp phần rất lớn vào sự thành công trong nông nghiệp của huyện, huyện cũng có chủ trương để nâng cao trình độ của người lao động trong giai đoạn sắp tới.

Bên cạnh đó lực lượng cán bộ thú y theo tổng điều tra của huyện năm 2016 có 11 xã, ngoài ra còn có cộng tác viên thú y là 28 người, hành nghề thú y tư nhân là 18 người.

- Về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật + Cơ sở hạ tầng

 Về đường giao thông vận tải: thì hiện nay đã có 13/13 xã được nhựa, bê tông hóa đường giao thông đến các trung tâm UBND xã, đạt 100% các trục chính xã và liên xã đều được nâng cấp, thuận tiện cho giao thông nội vùng và liên vùng. Huyện có hai tuyến giao thông quan trọng đó là quốc lộ 91C (đường Nam sông Hậu) đi qua và đường

 Điện: Trên địa bàn huyện có 100% xã ấp có đường điện quốc gia đến các hộ dân thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất, không những phục vụ cho sản

xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho các hoạt động kinh tế khác, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực hiện CNH HĐH.

 Hệ thống trường học: nhằm thực hiện chủ trương chung là giảm tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn, tạo điều kiện học tập thuận tiện cho học sinh, tránh tình trạng học sinh phải đi học xa nhà, hiện nay trong toàn huyện Kế Sách có 100% số xã có hệ thống trường tiểu học và trung học cơ sở. Bên cạnh đó hệ thống trường trung học phổ thông cũng đã được mở rộng và nâng cấp trên khấp các xã. Theo thống kê của chi cục thống kê huyện Kế Sách năm 2017 toàn huyện có 56 trường học chủ yếu là trường học công lập (chỉ có 1 trường học mầm non là ngoài công lập), trong đó số trường Tiểu học là 36 trường, trường Trung học cơ sở là 16 và trường Trung học phổ thông là 4. Tương ứng với các trường thì số giáo viên phục vụ trên địa bàn huyện có tổng cộng là 1714 giáo viên, riêng cấp Trung học phổ thông có 274 giáo viên, chiếm 16 %. Số học sinh đến ở huyện Kế Sách năm 2017 tổng số là 26132 học sinh, trong đó trên địa bàn huyện thì thị trấn Kế Sách là có số học sinh cao nhất là 4495 học sinh, thấp nhất là trên địa bàn xã Phong Nẫm do đây là xã có tổng số dân thấp nhất huyện, chỉ có 4998 người.

 Mạng lưới thông tin, văn hóa, viễn thông nông thôn đã được nâng cấp ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt hơn trong công tác quản lý và điều hành trong mọi hoạt động từ sinh hoạt đến sản xuất. Toàn huyện hiện có 1 bưu cục cấp 2 tại trung tâm huyện và 2 bưu cục cấp 3 ở An Lạc Thôn và Thới Hội, còn lại là các điểm bưu điện văn hóa xã và hòm thư công cộng. Mạng lưới internet được phủ sóng đều trên địa bàn huyện phục vụ tốt nhu cầu liên lạc cho người dân. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp cũng như kinh tế chung của huyện.

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ cho nông nghiệp

Có hệ thống kênh rạch phân bố tương đối đều. Kênh tạo nguồn, kênh cấp 1, 2 đủ cung cấp nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất với nguồn nước ngọt quanh năm (Chỉ ảnh hưởng mặn với nồng độ thấp vào mùa khô thời gian ngắn khu vực tiếp giáp kênh Số Một và sông Hậu). Kênh trục tạo nguồn và Kênh cấp 1 có 11 tuyến tình hình chung là mặt kênh rộng từ 22 đến 70m, chiều dài 112 km. Kênh cấp 2: (Có mặt kênh trên 6m) là 282 kênh, dài 650 km, khoảng cách bình quân 1.000m/kênh. Kênh nội đồng 346 kênh, dài 347 km, mật độ 13,34 m/ha.

 Đê và bờ bao: Về đê cồn huyện có 4 tuyến, có tổng chiều dài 78 km. Mặt đê từ 1,5 đến 2,5 m; Còn bờ bao thì huyện có mặt bờ từ 2 đến 3m với số lượng 172 tuyến, chiều dài là 797 Km.

 Cống, bọng: có khẩu độ từ 60 đến 120cm là là 697 cống, ngoài ra còn khoảng 1.000 bọng có kích thước nhỏ do nhân dân tự đầu tư.

 Trạm bơm: Toàn huyện có 04 trạm bơm điện tại xã Đại Hải (3 trạm bơm tiêu), Kế Thành (bơm tưới), 01 trạm 2 máy loại 900 m3/h/máy và 03 trạm 2 máy/trạm loại 1.500 m3/h/máy.

Trong các năm qua, để phục vụ ngày càng cao cho sản xuất nông nghiệp, đáp ứng cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Nhà nước đã đầu tư lớn cho công tác thủy lợi theo định hướng là xây dựng các tuyến bờ bao khép kín từng khu vực với hệ thống thủy lợi có đủ kênh, bờ, cống, đập…; nạo vét kênh thủy lợi nội đồng hàng năm để chủ động tưới, tiêu. Hoàn chỉnh đê bao cù lao sông Hậu nhằm đảm bảo sản xuất và sinh hoạt ổn định đời sống người dân. Hiện nay đã phủ kín 98% đất sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn vốn

Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp huyện Kế Sách bao gồm nhiều nguồn khác nhau: Từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, vốn ngân sách huyện, vốn Chương trình 135, vốn bãi ngang, vốn chương trình mục tiêu khác và vốn tín dụng đã được đầu tư vào các công trình xây dựng cơ bản được ưu tiên cho lĩnh

vực giáo dục, y tế, giao thông và thủy lợi. Các công trình này đã triển khai xây dựng và được sự đồng tình của nhân dân theo phương châm nhà nước và nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)