1.3.Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường học
1.7.1. Bộ máy quản lý trường mầm non
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trường mầm non bao gồm Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng.
1.7.1.1. Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường mầm non là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường.
Hiệu trưởng do Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm đối với trường công lập, bán công hoặc công nhận đối với trường dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.
Hiệu trưởng trường mầm non phải có trình độ từ Trung học Sư phạm trở lên, có thời gian cơng tác GDMN ít nhất 5 năm; được tín nhiệm vềđạo đức và chun mơn, có năng lực tổ chức và quản lý trường học.
Theo Điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Hiệu trưởng trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. - Tổ chức bộ máy của nhà trường.
- Phân công, quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên; đề nghịkhen thưởng, kỷ luật và đảm bảo các quyền lợi của giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường. - Tổ chức thực hiện quy chế dân chủtrong nhà trường
- Quản lý trẻ em và các hoạt động của trẻ do trường tổ chức, nhận trẻvào trường, xét duyệt kết quả, đánh giá, xếp loại trẻ theo các nội dung chăm sóc giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Theo học các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn và nghiệp vụ quản lý trường và được hưởng các quyền lợi của Hiệu trưởng theo quy định.
- Đề xuất với cấp ủy và chính quyền địa phương hoặc lãnh đạo cơ quan doanh nghiệp chủ quản trường, phối hợp với các lực lượng xã hội trong địa bàn nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
Tóm lại, Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chếđộ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Đảng về chủ trương, trước Nhà nước và ngành GD&ĐT về các hoạt động trong trường mầm non. Vì vậy, để cộng đồng trách nhiệm giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng trong việc xây dựng nhà trường ngày một tốt hơn, Hiệu trưởng phải phân công cơng việc cho Phó hiệu trưởng, thường xun nắm bắt, phân tích, xử lý thơng tin để có những quyết định kịp thời, khơng để những hiện tượng giao khốn, thiếu trách nhiệm.
1.7.1.2. Phó hiệu trưởng
Mỗi trường có từ một đến hai Phó hiệu trưởng do Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm hoặc công nhận theo đề nghị của Trưởng phịng GD&ĐT.
Phó hiệu trưởng phải có từtrình độ Trung học Sư phạm trở lên, có thời gian cơng tác GDMN ít nhất 3 năm, được tín nhiệm về đạo đức và chun mơn, có năng lực tổ chức và quản lý trường mầm non (13)
Phó hiệu trưởng có những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản theo quy định của Điều lệ trường mầm non như sau:
- Là người giúp việc cho Hiệu trưởng, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những việc được phân công.
- Cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan đến nhà trường.
- Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của trường khi được ủy quyền.
- Theo học các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn và nghiệp vụ quản lý trường và được hưởng các quyền lợi của Phó hiệu trưởng theo quy định.
Như vậy, Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những việc được phân công, cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm liên đới trước Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT trong việc thực hiện chỉ đạo của cấp trên về các hoạt động trong trường mầm non.
Đểđáp ứng được yêu cầu này, đối với tỉnh Bình Phước hiện nay, theo chúng tơi người CBQMN cần có những phẩm chất, năng lực thể hiện trên hai phương diện đức và tài được biểu hiện sau :
1.7.2.1. Về phẩm chất
• Phẩm chất chính trị- tư tưởng:
- Trung thành với lý tưởng cách mạng, nắm vững đường lối, quan điểm cách mạng của Đảng và đường lối chính sách giáo dục của Nhà nước.
- Có thế giới quan khoa học, lập trường kiên định vững vàng, nhiệt tình cách mạng. - Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tôn trọng nguyên tắc quản lý.
- Nhạy bén với tình hình, ủng hộ cái mới, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.
- Có tầm nhìn rộng và sâu, nắm bắt và xử lý các thơng tin.
• Phẩm chất đạo đức:
- Thiết tha u nghề, u trẻ, có tình cảm trong sáng và cao thượng. - Tận tụy với công việc, gương mẫu vềđạo đức và lối sống.
- Năng động, sáng tạo, say mê với công việc quản lý, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Biết quý trọng con người, biết chăm lo đến việc nâng cao trình độ và đời sống của giáo viên, nhân viên trong trường.
- Có tinh thần phê và tự phê bình nghiêm túc.
1.7.2.2.Về năng lực
• Nâng lực quản lý:
- Có khảnăng xây dựng kế hoạch hoạt động và phát triển nhà trường mầm non. - Có nghiệp vụ quản lý tốt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụđề ra.
- Tổ chức công việc quản lý của nhà trường và cá nhân một cách hợp lý, khoa học. - Có khả năng dự đốn để đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn và tổ chức thực hiện quyết định nghiêm túc.
- Xây dựng tập thểnhà trường đoàn kết, lành mạnh, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
• Kiến thức - năng lực chun mơn:
- Hiểu biết sâu rộng về vị trí, tính chất, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình và nguyên tắc giáo dục mầm non.
- Hiểu rõ và chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo chuyên môn của cấp trên, đồng thời biết vận dụng phù hợp vào thực tiễn trường mầm non.
- Có khảnăng quản lý chỉ đạo chuyên môn bậc học mầm non và thực hiện thành thạo các nhiệm vụđược giao.
- Có khảnăng tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho giáo viên.
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng đểnâng cao trình độ nhằm thích nghi với u cầu phát triển của xã hội.