b. Xây dựng nội dung chương trình, tổ chức bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghi ệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý tại địa phương
3.2.5. Tự đào tạo, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của cán bộ quản lý mầm non
Quản lý là một nghề cần có năng lực tự học, tự nghiên cứu để vươn đến những hiểu biết mới, cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại trong hoạt động quản lý và con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý là tìm mọi cách khơi dậy năng lực tự học, tự đào tạo của cán bộ quản lý giáo dục. Vì vậy, việc nâng cao năng lực tự học của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non phải là một biện pháp cần được chú ý. Qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh Bình Phước, chúng tơi nhận thấy cần:
- Tự học thơng qua tài liệu chun mơn, quản lý, chính trị và qua các kênh thông tin đại chúng như sách báo, truyền thanh, truyền hình... để cập nhật kiến thức, thông tin.
- Học qua giao tiếp, hội nghị, hội thảo, tham quan.
- Tự rèn luyện, rút kinh nghiệm trong quá trình cơng tác của bản thân và đồng nghiệp, học tập gương người tốt, việc tốt trong hoạt động công tác, trong cuộc sống hằng ngày và trong đơn vịtrường.
- Trong học tập cần ghi chép, tổng hợp những điều đã học được và những điều cần tiếp tục học.
- Cung ứng đầy đủ tài liệu chuyên môn, đồng thời hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ quản lý mầm non biết tiến hành việc tự bồi dưỡng cho bản thân.
- Người cán bộ quản lý mầm non cần tạo cho mình các điều kiện, phương tiện để học tập ở trường và ởgia đình như: Xây dựng tủ sách, báo chí các loại, sưu tầm đầy đủ các loại tài liệu chuyên môn, quản lý... Mua sổ sách ghi chép, thu thập kiến thức, kinh nghiệm. Có như vậy mới có thểthu được kết quả trong quản lý trường mầm non.
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý giáo dục là những hoạt động truyền thống mang tính chất pháp chế được qui định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước và BộGD&ĐT .
Thanh tra, kiểm tra cịn giúp người quản lý tun đốn được kết quả xảy ra, có tác dụng trực tiếp đến việc tìm nguyên nhân và đề ra những giải pháp có hiệu quả, nó cịn là cơng cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu quả quản lý, là sự nghiệp của cán bộ quản lý giáo dục (26).
Việc tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra là một việc làm rất cần thiết khơng thể thiếu được trong hoạt động QLGD. Vì vậy, sở, phòng GD&ĐT cần tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá công tác quản lý của đội ngũ cán bộ trường mầm non. Để thực hiện được nhiệm vụnày, trước hết cần củng cố về sốlượng, chất lượng mạng lưới cán bộ quản lý mầm non cấp huyện, để họ có thể thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các trường mầm non cả về chuyên môn và quản lý. Trong thanh tra, kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu sau :
- Nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực. Hình thức thanh tra sao cho gọn nhẹ, tránh gây căng thẳng cho đối tượng được thanh tra,kiểm tra.
- Có quy định rõ ràng về hồsơ, sổ sách.
- Cơng tác này phải đảm bảo tính chính xác, thường xuyên, công khai và hiệu quả. - Yêu cầu sau mỗi đợt thanh tra, kiểm tra, đồng thời cũng là dịp bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cho cán bộ quản lý cấp trường.
Tóm lại: Cơng tác thanh tra, kiểm tra rất cần thiết bởi lẽ nó có tác dụng giúp các cán bộ quản lý nhà trường thu thập thơng tin, kịp thời xử lý và có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
- Kịp thời động viên, thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đã định và khắc phục những tồn tại.
- Giúp cho việc thực hiện nghiêm túc mục tiêu kế hoạch của trường.
- Đảm bảo pháp chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục tạo điều kiện cải tiên hoàn thiện cơ chế quản lý, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quảGD&ĐT.
Đểđánh giá đúng và kịp thời động viên, khuyến khích, khắc phục những tồn tại trong công tác của Để đánh giá đúng và kịp thời động viên, khuyến khích, khắc phục, hơn bao giờ hết ngành GD&ĐT tỉnh Bình Phước nên có biện pháp tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra. Như vậy mới đáp ứng được nhu cầu phát triển GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.