1.3.Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường học
1.8. Đặc trưng của người cán bộ quản lý trường mầm non
Lao động quản lý của người Hiệu trưởng trường mầm non rất phức tạp, đa dạng đòi hỏi người Hiệu trưởng phải huy động trí tuệ, sự mẫn cảm trong công việc của nhà trường. Đặc trưng công tác quản lý của người CBQL trường mầm non không chỉ là người có học vấn tồn diện, có phẩm chất tốt mà cịn biết tìm ra con đường phát triển của nhà trường, có năng lực, uy tín thúc đẩy sự phát triển. Những yếu tốđó phải được kết hợp hài hoa bền vững trong nhân cách người Hiệu trưởng trường mầm non được biểu hiện cụ thểnhư sau :
Hiệu trưởng là con chim đầu đàn trong tập thể, vì thế phải gương mẫu, phải biết cách làm việc theo tinh thần đồng đội, biết học hỏi đồng sự, biết nâng đội ngũ cán bộ, giáo viên theo tầm suy nghĩ, tầm làm việc của mình, phải biết lơi cuốn, thu hút họ vào cuộc, thúc đẩy họ tựgiác, hăng hái tích cực thực hiện nhiệm vụđược giao.
Trong cơng tác quản lý Hiệu trưởng phải hoàn thành được các nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đã đề ra. Vì thế, hơn ai hết Hiệu trưởng phải là người nhận thức đầy đủ, sâu sắc sứ mệnh và trách nhiệm của nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục con em nhân dân và thực hiện đường lối quan điểm giáo dục của Đảng trong phạm vi hoạt động của trường. Biết phân tích tổng hợp cái mạnh, cái yếu, những khó khăn, thuận lợi về mặt khách quan và chủ quan để có những tác động đúng đắn đem lại hiệu quả.
Hiệu trưởng cịn là người có khảnăng điều hành công việc như biết dự báo quy hoạch, kế hoạch phát triển của nhà trường, biết cụ thể hóa các chỉ thị, Nghị quyết, chính sách của cấp trên vào tình hình thực tế của trường, đề ra các quyết sách hợp lý cho sự phát triển của đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Xây dựng cho mọi người có nếp sồng và làm việc theo pháp luật, theo quy chế tạo ra kỷcương trong nội bộ, tuân thủ nghiêm túc các quy tắc, quy trình, quy phạm đối với từng loại cơng việc mới làm hết bổn phận, trách nhiệm của mình trên tinh thần phối hợp chặt chẽ thiện chí, tin cậy và thống nhất.
Người CBQLMN phải là người biết rút kinh nghiệm về những cái đã qua, dự đoán được cái sẽ tới, đồng thời phải là người dám và biết đổi mới, thúc đẩy, ủng hộ cái mới bằng việc cải tiến, cải cách các mặt hoạt động trong nhà trường. Ngoài ra người Hiệu trưởng phải biết khơi dậy và phát huy tiềm năng của mỗi cán bộ, giáo viên trên từng vị trí cơng việc, biết tạo lập cho đơn vị tồn tại bằng cách huy động được sự ủng hộ của cấp trên, của các lực lượng trong cộng đồng xã hội, biết phối hợp nội lực và ngoại lực tạo động lực cho nhà trường phát triển khơng ngừng.
Tóm lại : Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học cơ bản trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường mầm non có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp "trồng người", là đơn vịcơ sở, là nơi tổ chức nuôi dạy trẻở lứa tuổi mầm non (từ 3 tháng đến 6 tuổi). Vì vậy, xuất phát từquan điểm giáo dục của Đảng, của Nhà nước Việt Nam về việc khẳng định vai trò của đội ngũ CBQLGD, đồng thời xuất phát từ vị trí, tính chất, nhiệm vụ của bậc học và thực trạng đội ngũ CBQL trường mầm non tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay cho thấy: Việc xây dựng đội ngũ CBQLMN là hết sức hợp lý và cần thiết, cần phải đảm bảo đủ về sốlượng, mạnh về chất lượng (đạt chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ quản lý, yêu nghề, yêu trẻ, yêu trường, có tinh thần trách nhiệm cao, chủđộng sáng tạo) đồng bộ vềcơ cấu để hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền giáo dục quốc dân.