+ Đại học 10 người + Cao đẳng Sư phạm 18 người + Trung học Sư phạm 172 người + Sơ cấp Sư phạm 978 người + Đào tạo khác 24 người + Chưa qua đào tạo 103 người Qua số liệu trên cho thấy :
- Sốlượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non tăng theo sự phát triển của ngành học. Hầu hết đội ngũ giáo viên đều nhiệt tình, yêu trẻ, say sưa với nghề nghiệp, chịu khó khắc phục mọi khó khăn để hồn thành nhiệm vụ, cũng như cố gắng trong phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt và có nhiều tiến bộ.
- Tỉ lệgiáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn hiện nay đạt 16,7%.
Đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh Bình Phước hiện nay tạm đủ so với yêu cầu về số lượng. Song chất lượng còn nhiều yếu kém do nhiều nguyên nhân như:
- Sốgiáo viên chưa được chuẩn hóa vẫn cịn nhiều, chiếm tỉ lệ 83,3%
- Một số giáo viên có q trình cơng tác lâu năm trong nghề, nay đã lớn tuổi khơng có điều kiện đào tạo lại và chưa có cơ chế phù hợp để thay thế.
2.3.3. Cơ sở vật chất
Qua thống kê ở bảng 3 cho thấy trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT tỉnh Bình Phước đã tập trung chỉ đạo việc xóa các phịng học tạm, phịng tranh tre cho các trường mầm non. Do vậy, tỉ lệ phòng cấp 4 và phòng kiên cốtăng lên đạt 63,2%, giảm dần phòng học tạm và phòng tranh tre. số liệu trên đã nói lên sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành đối với bậc học mầm non, nhưng hiện nay số phòng tranh tre vẫn còn 276 phòng, chiếm tỉ lệ 36,8%. Đây là một con số đang làm các nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là CBQLMN băn khoăn và lo lắng cho việc thực hiện nhiệm vụchăm sóc giáo dục trẻ của đơn vị mình.
Vềsân chơi, đồchơi là điều kiện khơng thể thiếu được ởcác cơ sở GDMN. Vì thế, cán bộ, giáo viên toàn ngành học đã nỗ lực tham mưu, vận động sự ủng hộ, đóng góp của phụ huynh, của cộng đồng xã hội trong việc xây dựng sân chơi, mua sắm đồ chơi cho trẻ. Theo số liệu báo cáo cuối năm học 2001 - 2002 của các phòng GD&ĐT huyện, thị có 59,8% trường mầm non có sân chơi, đồ chơi phục vụ buổi vui chơi của trẻ. Bên cạnh đó, các quanh, trồng cây xanh bóng mát và đồ chơi ngồi trời cho trẻ hoạt động. Tuy vậy, số sân chơi có đồchơi cịn q ít. Có nhiều trường sân chơi rất chật hẹp, không được láng nền sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh cho trẻ, đồ chơi, đồ dùng học tập trong lớp ở các trường mầm non vùng sâu, vùng xa...vẫn thiếu thốn trầm trọng, có những trường chỉ có vài ba cái kể cả hư hỏng.
Về các cơng trình vệ sinh, bếp ăn, giếng nước ở các trường mầm non trọng điểm và trường mẫu giáo có cụm lớp bán trú được xây dựng ngày càng đảm bảo chất lượng hơn nhưng cũng cịn nhiều nơi cơng trình vệ sinh chưa đảm bảo, bếp ăn, giếng nước cho trẻ vẫn cịn thiếu.
Tóm lại, những năm gần đây các địa phương đã có nhiều cố gắng làm mới, tu sửa trường, lớp, phòng học, mua sắm đồ dùng, đồchơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, các trường cịn huy động được sựđóng góp của nhân dân, nhưng chỉđược một số trường trọng điểm cấp huyện, những trường ở vùng sâu, vùng xa... còn nghèo nàn, thiếu thốn, phần lớn chưa đảm bảo điều kiện hoạt động của nhà trường, vấn đề này càng làm cho đội ngũ cán bộ mầm non đã yếu lại gặp khơng ít khó khăn trong cơng tác quản lý của mình.
*Đánh giá chung về giáo dục mầm non của tỉnh:
• Mặt mạnh:
- Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá dần theo từng năm, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhiều hơn, mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo ngành. Đó cũng là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bậc học mầm non của tỉnh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đáp ứng tương đối đầy đủ cho các trường lớp mầm non, tỉ lệ đạt chuẩn của giáo viên bước đầu đã được quan tâm và tạo điều kiện chuẩn hóa. Hiện nay, giáo viên mầm non ngày càng được đào tạo chính quy có năng lực chun mơn, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, u nghề, yêu trẻ. Cơ sở vật chất ngày càng được xây dựng đúng quy cách, đúng chuẩn trường mầm non theo mẫu thiết kế của Giáo dục và Đào tạo.
• Mặt hạn chế:
- Mạng lưới trường mầm non phát triển chưa đồng đều, những vùng càng sâu, càng xa... trường lớp lại càng thưa thớt, tỉ lệ huy động trẻ ra lớp càng thấp. Những xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn chưa thành lập được trường mầm non, chỉ có một số lớp học ghép tại trường tiểu học hoặc học tạm ở nhà dân. Nguyên nhân do thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, không đủ phòng học và đồdùng đồ chơi phục vụ các cháu.
- Việc đa dạng hóa các loại trường, lớp, nhất là các loại hình trường tư thục cịn chậm phát triển. Tỉ lệ vào nhóm cộng đồng thấp.
- Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các nhóm trẻgia đình chưa cao. Các trường lớp thực hiện chương trình đổi mới hình thức giáo dục trẻ cịn nhiều lúng túng về phương pháp.
- Cơ sở vật chất phục vụcác chuyên đề còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng thực hiện chương trình.
2.4. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Bình Phước
2.4.1. Quy mơ về số lượng và cơ cấu
a. Về sốlượng:
Tổng số cán bộ quản lý mầm non cấp trường năm học 2001- 2002 có 134 người. Riêng số Hiệu trưởng 70 người, Phó hiệu trưởng 54 người, Tổ trưởng tổ mẫu giáo là 10 người. Qua số liệu này cho thấy lực lượng CBQL đáp ứng đủ cho số trường mầm non trong tồn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay cịn lo tổ mẫu giáo gắn liền với trường tiểu học đã đủ lớp, đủđiều kiện thành lập trường, nhưng các địa phương chưa có kế hoạch tuyển chọn cán bộ để bổ nhiệm kịp thời. sốnày không bao nhiêu, nhưng nếu kéo dài sẽảnh hưởng khơng ít đến hiệu quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.