b. Xây dựng nội dung chương trình, tổ chức bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghi ệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý tại địa phương
3.2.7. Cải tiến một bước công tác tổ chức cán bộ cho phù hợp vối đặc trứng bậc học mầm non
mầm non
Nghị Quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nêu rõ: "Bố trí và sử dụng cán^ộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường. Đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm, thay thế kịp thời khi cần thiết. Xây dựng quy chế bầu cử có nhiệm kỳ, bổ nhiệm có thời hạn, có chế độ cho cán bộ được từ chức hoặc rút chức để nhận cơng việc thích hợp" (2, tr 147). Trên cơ sở "Đổi mới quan niệm và phương pháp đánh giá, bố trí cán bộ, bảo đảm thật sự dân chủ, với một quy trình chặt chẽ "(2, tr 146). Đó là những định hướng mà Đảng đã chỉra để các ngành, các cấp làm tốt công tác cán bộ. Để thực hiện được định hướng trên, ngành GD&ĐT Bình Phước đang từng bước xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý các cấp học, ngành học đáp ứng với nhu cầu nhiệm vụ hiện nay.
Để tránh cách làm tùy tiện, thiếu chất lượng trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý mầm non, trước mắt ngành Giao dục và Đào tạo Bình Phước cần tiến hành hai việc sau :
- Xây dựng quy trình tuyển chọn, đề bạt cán bộ quản lý mầm non thật đúng đắn, khoa học và có chất lượng.
- Chỉđạo thực hiện công tác sắp xếp, tuyển chọn, đề bạt cán bộ quản lý đúng quy trình đã đề ra. Việc sắp xếp cán bộ quản lý cần cân nhắc kỹcác năng lực của từng người để đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác trong quản lý nhà trường. Những người khơng đủ năng lực thì bố trí cho họ làm những cơng việc khác, phù hợp hơn.
Quy trình tuyển chọn, đề bạt cán bộ quản lý cần qua các bước:
Bước 1: Phổ biến và làm cho cán bộ, giáo viên nhận thức rõ tiêu chuẩn đề bạt cán bộ quản lý trường mầm non.
Bước 2: Lấy ý kiến của tập thể cán bộ, giáo viên qua phiếu thăm dị tín nhiệm.
Bước 3: Tập thểlãnh đạo xã (phường), lãnh đạo nhà trường tổ chức họp đánh giá các đối tượng được tín nhiệm, kết hợp với việc xem xét kết quả xếp loại cán bộ, giáo viên của nhà trường hằng năm và đối chiếu tiêu chuẩn CBQLMN để lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn nhất.
Bước 4: Sau khi thống nhất chọn người có đủ tiêu chuẩn, UBND xã (phường) lập hồ sơ của đối tượng được tuyển chọn trình cơ quan có thẩm quyền (phòng GD&ĐT huyện, UBND huyện, thị) xét duyệt và ra quyết định bổ nhiệm.
Vì vậy, việc tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộđúng quy trình, đúng tiêu chuẩn cán bộ, nên chú ý đến nguyện vọng hồn cảnh của từng người và bảo đảm u cầu:"Vì việc mà tìm người" chứ đừng nên "Vì người mà tìm việc Bởi vì, bố trí cán bộ quản lý phù hợp sẽ phát huy tối đa hiệu quả công tác của người cán bộ quản lý. Do vậy, việc sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộcó ý nghĩa vơ cùng quan trọng cần phải tuân theo nguyên tắc :
- Bố trí và sử dụng cán bộ phải đúng tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực, sở trường cá nhân.
- Đề bạt cán bộ quản lý phải đúng lúc, đúng người, đúng việc, tránh tình trạng khi cán bộ quản lý mắc khuyết điểm thì chuyển qua nơi khác nhưng do nể nang, cảm tình mà vẫn để họ giữ nguyên chức vụcũ. Như vậy, cán bộ quản lý thì thừa mà bộ máy vận hành vẫn khơng tốt... Vì vậy, có thể khẳng định rằng: việc đề bạt, bổ nhiệm đúng người, đúng việc, đúng lúc là rất cần thiết.
- Có cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ về tất cả các mặt: Tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, năng lực chun mơn, quản lý.
- Có chính sách trọng dụng người có tài như: Chế độ đãi ngộ bằng lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp nghề nghiệp. Có chế độ khen thưởng thỏa đáng đối với cán bộ quản lý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kỷ luật những cán bộ quản lý có sai phạm hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ.
- Đánh giá nhận định đội ngũ cán bộ quản lý phải khách quan, cơng bình, thưởng phạt công minh đúng công sức của họ.
3.2.8. Hoàn thiện chê độđãi ngộđối với cán bộ quản lý
Qua thực tế cho thấy rằng: Muốn đảm bảo các điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý được nâng cao trình độ về mọi mặt và bậc học mầm non được ổn định, phát triển. Trước hết, ngành GD&ĐT phải biết chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên như cần có chế độ chính sách phù hợp nhằm khuyến khích họ nâng cao chất lượng cơng tác. Để xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước về GD&ĐT, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VUI cũng đã chỉ rõ "... Có chính sách sử dụng đúng đắn chính sách tiền lương và đãi ngộ hợp lý đối với các loại cán bộ " ; "Việc học tập của cán bộ phải được quy định thành chế độ và phải được thực hiện nghiêm ngặt" ; "Dành kinh phí thỏa đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộcơ sở; chú ý kiện toàn và tăng cường đội ngũ cốt cán " (2, tr 146 -148 ).
Các định hướng trên của Đảng đã mở ra cho các nhà quản lý giáo dục từTrung ương đến địa phương, lãnh đạo các cấp quan tâm tìm biện pháp thực hiện. Vì thế, để giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non ởvùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc... yên tâm công tác, cần phải:
- Tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số161/2002/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 11 năm 2002, về một số chính sách phát triển GDMN đến năm2010 (5) như sau :
+ Năm học 2002 - 2003 tập trung chỉ đạo các trường công lập thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; Các trường mầm non bán cơng ở nơng thơn có biên chế Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và một số giáo viên giỏi để làm nịng cốt cho trường.
Ngồi ra, ngành GD&ĐT cũng cần tham mưu thêm với UBND tỉnh giải quyết chính sách khuyến khích, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý như : Mở lớp chuẩn hóa cho cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn theo cụm huyện :
. Cụm 1 : Huyện Bình Long và huyện Lộc Ninh. . Cụm 2 : Huyện Phước Long, huyện Bù Đăng. . Cụm 3 : Thị xã Đồng Xoài và huyện Đồng Phú.
- Cần bố trí và cấp kinh phí cho cán bộ quản lý được đi đào tạo hoặc bồi dưỡng công tác quản lý mầm non ở trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạoTW.2 thành phố Hồ Chí Minh vào dịp hè hằng năm, tổ chức cho đi tham quan học tập các điển hình tiên tiến ở tỉnh bạn, có thểưu tiên tăng thêm kinh phí cho những người chuẩn bị đề bạt được học về công tác quản lý với thời gian nhiều hơn so với các lớp quản lý khác, cấp học khác.
- Cung cấp cho cán bộ quản lý mầm non những phương tiện thiết yếu phục vụ cho hoạt động của nhà trường như: Văn phòng làm việc và các đồ dùng như bàn, tủ, điện thoại... Cung cấp đủ các loại sách báo, tạp chí của ngành có liên quan đến cơng tác quản lý trường học, hội thảo khoa học, chuyên đề mầm non để tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm tốt công tác quản lý của nhà trường.
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường
mầm non
Quản lý giáo dục mầm non là cơng việc phức tạp, khó khăn, cho nên khơng có một biện pháp nào là riêng biệt... Để có thể đảm bảo hiệu quả tối ưu cho công việc nhà trường thì tất cả các biện pháp nêu trên đều có sự quan hệ mật thiết với nhau, đan xen vào nhau và chỉ có thểđem lại hiệu quảcao khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất với nhau. Vì kết quả giáo dục tùy thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực, sựgiúp đỡ thiết thực của các ngành, các cấp Đảng và chính quyền cũng như cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội. Bên cạnh đó, khơng thể, khơng kể đến sự phấn đấu không ngừng của mỗi cán bộ quản lý trường mầm non. Trong các biện pháp này thì biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý là biện pháp chủ chốt, tạo nên sức mạnh cho đội ngũ phát triển cả về sốlượng lẫn chất lượng. Các biện pháp còn lại được xem là quan trọng, hỗ trợđắc lực cho quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên.
Một số biện pháp mà chúng tôi nghiên cứu mới chỉ là những đề xuất bước đầu trên cơ sở phân tích lý thuyết, khảo sát và tổng kết thực tiễn phát triển GDMN của tỉnh Bình Phước. Vì vậy, chúng cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chúng. Để các biện pháp thực sự đi vào cuộc sống có hiệu quả, chúng tôi nhận thấy rằng bậc học mầm non tỉnh Bình Phước và các cơ quan hữu quan cần quan tâm tạo môi trường và điều kiện cần thiết, đồng thời mỗi cán bộ quản lý bậc học mầm non phải nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình để góp phần vào việc xây dựng bậc học ngày càng phát triển. Đó cũng là góp phần vào cơng cuộc xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.