Qua tổng hợp số liệu ở bảng 5 cho thấy việc đào tạo nghiệp vụ quản lý hiện nay mới chỉ mở được một lớp đào tạo quản lý cho CBQL các trường mầm non là 60 người, chiếm tỉ lệ 44,8% cịn ở cấp huyện thì chưa mởđược một lớp bồi dưỡng quản lý nào.
Số cán bộ được đào tạo nghiệp vụ quản lý ở trường cấp Bộ, trường cấp tỉnh là 62 người, chiếm tỉ lệ 46,3%. Đối tượng Hiệu trưởng thường được chú ý bồi dưỡng nhiều hơn so với Phó hiệu trưởng nhưng tính đến nay vẫn cịn 44 người chưa được đào tạo chiếm tỉ lệ 55%. Tổng sốCBQL trường mầm non trong toàn tỉnh chưa được đào tạo nghiệp vụ quản lý là 72 người, chiếm tỉ lệ 55,7%.
Nguyên nhân của việc đào tạo nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ Ban giám hiệu còn chậm là do ngành chưa có quy hoạch đào tạo, chưa thực sựquan tâm đến vấn đề bồi dưỡng cho đội ngũ này nên đã dẫn đến tình trạng số cán bộ được đề bạt trước khi học quản lý là 126 người, chiếm tỉ lệ 94%, sốđược đề bạt sau khi học quản lý chỉ có 8 người, chiếm tỉ lệ 10%. Tuy nhiên, có thể nói rằng: số cán bộ mầm non một khi đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý thì nhận thức có được nâng lên về mọi mặt. Qua đánh giá của phòng GD&ĐT huyện, thịđều cho rằng những người được đào tạo nghiệp vụ quản lý công tác tốt hơn người chưa được đào tạo. Tuy vậy, vẫn còn một số người dù đã được đào tạo, bồi dưỡng, nhưng trong thực tế còn tỏ ra lúng túng, bị động trên cương vị công tác của mình. Cụ thể, biểu hiện yếu kém trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường, việc tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn giáo viên thực hiện nhiệm vụ...