Nguyên nhân dẫn đến rủiro tín dụng của các NHTM

Một phần của tài liệu 1318 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH liên doanh việt nga luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 28)

1.2. RỦIRO TÍN DỤNG CỦA NHTM

1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủiro tín dụng của các NHTM

1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

khả kháng, ngồi khả năng kiểm sốt của cả ngân hàng và khách hàng, bao gồm:

Thứ nhất, do các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội: Đó có thể là thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, những thay đổi trong chính sách kinh tế, chính trị, xã hội. Những biến động nhanh và khơng dự đốn được của nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tình hình kinh tế khó khăn cùng với những thay đổi về lạm phát, tỷ giá hối đoái, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, lãi suất tăng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng gây khó khăn cho khách hàng, làm cho khách hàng mất có khả năng trả nợ, dẫn đến RRTD của ngân hàng tăng.

Thứ hai, do môi trường pháp lý: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu sự

quản lý và tuân theo các quy định của nhà nước, pháp luật. Tuy nhiên do hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa hồn thiện, vẫn cịn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng một cách hiệu quả, gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chưa phát huy được hiệu quả trong vấn đề phát hiện, xử lý các sai phạm, rủi ro của các TCTD trong hoạt động tín dụng. Đặc biệt là trong vấn đề giới hạn cấp tín dụng với một khách hàng, nhóm khách hàng và vấn đề cho vay các lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro cao như: chứng khoán, kinh doanh bất động sản, BOT, BT giao thông.

1.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

a, Nguyên nhân từ ngân hàng

Thứ nhất, do quan điểm về khẩu vị rủi ro và định hướng từ ngân hàng, đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu Ban lãnh đạo ngân hàng định hướng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cao thì ngân hàng có thể sẽ đối mặt với rủi ro tín dụng cao.

Thứ hai, do chính sách của ngân hàng khơng hiệu quả, không phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế, quy chế tín dụng khơng chặt chẽ để khách hàng lợi dụng, giả mạo hồ sơ vay nhằm chiếm đoạt vốn.

không thu thập đủ hồ sơ và đánh giá đầy đủ chính xác về khách hàng trước khi cho vay, cho vay thiếu tài sản bảo đảm, sai mục đích và cho vay vượt tỷ lệ an tồn.

Thứ tư, do cán bộ tín dụng khơng kiểm tra, giám sát chặt chẽ về việc sử dụng vốn vay và tình hình kinh doanh của khách hàng, khơng định kỳ định giá lại TSBĐ.

Thứ năm, do trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng yếu kém, dẫn đến việc đánh giá phương án sản xuất kinh doanh/dự án khơng chính xác nên dẫn đến tình trạng dự án khơng khả thi nhưng vẫn cấp tín dụng.

Thứ sáu, do cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm việc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp như: nhận quà biếu hay quà hối lộ của khách hàng, thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, nể nang trong quan hệ khách hàng.

Thứ bảy, do áp lực cạnh tranh nên ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng.

b, Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Thứ nhất, do khách hàng tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn vay, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng. Ngồi ra, trong một số trường hợp, khi đã có vốn trong tay khiến cho đạo đức của khách hàng thay đổi, khơng cịn thiện chí trả nợ cho ngân hàng.

Thứ hai, do khách hàng hoạt động kinh doanh yếu kém, khách hàng gặp khó khăn, kinh doanh khơng có lãi dẫn đến khơng có nguồn tiền trả nợ ngân hàng.

Thứ ba, do thiếu linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh, áp dụng công nghệ lạc hậu, không cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm,... Các nguyên nhân này làm cho hàng hóa sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng do khơng tiêu thụ được, khơng có nguồn tiền để trả nợ cho ngân hàng.

Thứ tư, doanh nghiệp chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, nhất là giấy tờ tài sản bảo đảm và tư cách pháp nhân.

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân dẫn dẫn đến rủi ro tín dụng cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chính bởi vậy, hiện nay các NHTM đều quan tâm đến việc

phân loại rủi ro, xác định nguyên nhân của rủi ro và từ đó thiết lập các biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp.

Một phần của tài liệu 1318 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH liên doanh việt nga luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w