Theo đó, quy trình cấp tín dụng bao gồm các bước sau:
Bước 2: Các bước phê duyệt khoản vay Bước 3: Ký hợp đồng, giải ngân
Bước 4: Giám sát sau cho vay, thu hồ và xử lý nợ xấu
Theo quy trình trên thì phịng khách hàng sẽ đảm nhận các chức năng tìm kiếm khách hàng và thẩm định khách hàng. Sau khi thu thập đầy đủ hồ sơ bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ mục đích vay vốn và hồ sơ TSBĐ, cán bộ QHKH sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ và báo cáo đề xuất cấp tín dụng sang phịng QLRR tại chi nhánh để thực hiện rà soát rủi ro (thực tế là thực hiện chức năng tái thẩm định), nếu hồ sơ đủ điều kiện vay vốn sẽ trình các cấp có thẩm quyền để phê duyệt.
Sau khi khoản vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phịng khách hàng sẽ thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng được phê duyệt, sau đó thực hiện soạn thảo và kí kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, khế ước nhận nợ,.. sau đó chuyển hồ sơ sẽ được chuyển sang bộ phận quản trị tín dụng để thực hiện nhập liệu trên hệ thống, lưu kho hồ sơ theo quy định và thực hiện các công tác giải ngân, phát hành bảo lãnh, L/C',... cho khách hàng.
Sau khi giải ngân, việc kiểm soát sau cho vay được tiến hành bởi phòng khách hàng và bộ phận quản trị tín dụng. Trong đó, các cán bộ tín dụng định kỳ sẽ thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, tình hình sử dụng vốn vay, đánh giá lại TSBĐ,..Bộ phận quản trị tín dụng sẽ thực hiện theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, đốc thúc khách hàng trả nợ. Nếu xảy ra tình trạng q hạn hoặc khách hàng khơng hợp tác trả nợ, bộ phận quản trị tín dụng sẽ phối hợp với phịng khách hàng để tìm hướng xử lý.
Quy trình tương tự cũng được thực hiện tại Hội sở chính, trong đó Ban khách hàng sẽ đảm nhận cơng tác tìm kiếm khách hàng và thẩm định khách hàng, sau đó chuyển bộ hồ sơ sang Ban QLRR để rà soát rủi ro (thực tế là thực hiện chức năng tái thẩm định tín dụng). Sau khi hồ sơ được rà soát tại Ban QLRR sẽ được trình các cấp có thẩm quyền để phê duyệt.
Sơ đồ 2. 3. Quy trình cấp tín dụng tại Hội sở chính
Đánh giá về việc thực hiện quy trình tín dụng:
Ve cơ bản các chi nhánh đã tuân thủ đúng về quy trình cấp tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực hiện đầy đủ các bước theo quy định. Tuy nhiên, tại một số bước đơi khi cịn mang tính hình thức.
Về quy định, phịng QHKH phải gồm ba bộ phận: Bộ phận Tìm kiếm và hỗ trợ khách hàng, bộ phận Thẩm định khách hàng, bộ phận Định giá và Quản lý TSĐB. Tuy nhiên, do lực lượng nhân sự mỏng, nên các chi nhánh phần lớn khơng có sự phân tách rõ ràng giữa ba bộ phận này, cụ thể, tại chi nhánh, phòng Khách hàng chia làm 03 bộ phận: Bộ phận Khách hàng doanh nghiệp, Bộ phận Khách hàng bán lẻ và bộ phận xử lý nợ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Do vậy, một chuyên viên khách hàng không thực hiện một chức năng riêng biệt như Tìm kiếm và hỗ trợ khách hàng hay Thẩm định và quản lý khách hàng, mà sẽ đồng thời đảm nhiệm các
cơng việc sau: Tìm kiếm khách hàng; Thẩm định hồ sơ khách hàng; Lập Báo cáo Đề xuất tín dụng; Định giá TSBĐ/Định kỳ định giá lại TSBĐ.
Thực tế, các chuyên viên khách hàng thực hiện chéo tay nghiệp vụ đối với từng khoản vay để đảm bảo tuân thủ theo quy định nội bộ. Chẳng hạn, một chuyên viên có thể đảm nhiệm chức năng tìm kiếm đối với một khách hàng này và thẩm định tín dụng cho một khách hàng khác, miễn sao đảm bảo rằng một chuyên viên khơng đồng thời tìm kiếm và thẩm định tín dụng cho cùng một khách hàng. Như vậy, tính độc lập giữa chức năng quan hệ khách hàng và thẩm định tín dụng khơng được rõ ràng trong hoạt động của Ngân hàng.
S Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng của VRB
Dưới đây là cơ cấu tổ chức trong công tác quản trị rủi ro và quản lý vốn: Sơ đồ 2. 4. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro và quản lý vốn
Nguồn: Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của VRB
dụng theo chiều ngang. Cụ thể, đối với các hồ sơ hạn mức nhỏ nằm trong giới hạn thẩm quyền phán quyết của chi nhánh, các chi nhánh sẽ tự thực hiện các khâu từ tiếp thị, thẩm định khách hàng, ra quyết định cho vay, giải ngân và thu nợ. Như vậy, các chi nhánh đã có mức độ độc lập nhất định so với Hội sở chính. Tuy nhiên, hạn mức phê duyệt của các khoản vay ở các chi nhánh cũng không cao, chủ yếu các hồ sơ tín dụng được phê duyệt tập trung tại Hội sở chính.
Đối với các khoản vay giá trị lớn sẽ được thẩm định và phê duyệt tập trung tại Hội sở chính, Ban Khách hàng phụ trách thực hiện đồng thời công tác quan hệ khách hàng và thẩm định tín dụng (trước khi gửi đề xuất tín dụng tới bộ phận rà sốt rủi ro tín dụng thuộc Ban QLRR). Quy trình này tương tự quy trình tín dụng tại cấp chi nhánh. Bên cạnh đó, Hội sở chính cịn có nhiệm vụ giám sát tồn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, xây dựng các chính sách tín dụng, chiến lược, chính sách quản trị rủi ro.
Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng của VRB theo chiều ngang. Hiện tại, ở VRB, biên chế nhân sự quản lý rủi ro tại Chi nhánh và Trung tâm thẻ không thuộc về Ban QLRR trên Hội sở chính và chuyên viên quản lý rủi ro không báo cáo trực tiếp cho Ban QLRR trên Hội sở chính. Điều này dẫn đến xung đột lợi ích bởi các chuyên viên quản lý rủi ro tại các chi nhánh khơng có động lực phải báo cáo cho Ban QLRR. Bởi vì các nhân sự này thuộc quyền quản lý của Ban lãnh đạo tại Chi nhánh và Trung tâm thẻ và tuân theo kênh báo cáo của bộ phận quản lý.
Các đặc điểm chính của hệ thống quản trị RRTD của VRB như sau:
- Hệ thống phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng cụ thể, rõ ràng, cơ chế phán quyết có tính chất tập thể. VRB giao thẩm quyền phê duyệt cho các Giám đốc chi nhánh ở mức thẩm quyền nhỏ, hầu như các hồ sơ sẽ đều phải qua các cấp hội đồng như HĐTD chi nhánh và hạn mức cao hơn sẽ được trình lên Hội sở chính.
- Quy trình cấp tín dụng tách biệt được ba khâu: Bán hàng, thẩm định và giải ngân, kiểm soát sau vay. Mỗi chi nhánh đều có phịng Quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm rà soát rủi ro ở mức cơ sở.
- Ban QLRR trực thuộc hội sở chính có nhiệm vụ đánh giá rủi ro theo tổng thể danh mục và rà soát rủi ro trực tiếp đối với các khoản cấp tín dụng lớn, có tính chất phức tạp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
S Quy định về thẩm quyền phán quyết tại VRB
VRB đã ban hành Quyết định số 162/2016/QĐ-QLRR về phân cấp thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng và Quy chế số 1118/2014/QC-QLRR về Hội đồng tín dụng. Theo đó, cá nhân/bộ phận phụ trách phê duyệt các quyết định có rủi ro tín dụng phải tuân theo hạn mức thẩm quyền phán quyết tín dụng tại VRB được xác định theo tiêu chí định tính và định lượng.
Theo đó VRB có các cấp thẩm quyền phán quyết sau: Hội đồng thành viên, Hội đồng tín dụng hội sở chính, cấp đồng thuận giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất, Hội đồng tín dụng chi nhánh, Giám đốc chi nhánh và Phó Giám đốc chi nhánh phụ trách quan hệ khách hàng.
Hội đồng tín dụng cũng có nhiều cấp hội đồng. Hội đồng tín dụng Hội sở chính bao gồm: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc thứ nhất, Phó tổng giám đốc phụ trách KHDN, Phó Tổng Giám đốc phụ trách bán lẻ, Giám đốc ban quản lý rủi ro, Giám đốc ban khách hàng và Giám đốc ban Pháp chế và Kiểm sốt tn thủ. Hội đồng tín dụng cơ sở gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phịng các phịng, ban có liên quan đến quy trình tín dụng.
-I- Giám sát rủi ro tín dụng
Khẩu vị rủi ro và các hạn mức rủi ro được VRB thiết lập nhằm mục đích giám sát rủi ro tín dụng trong Quyết định số 100/2019/QĐ-HĐTV ban hành Chính sách Quản lý rủi ro.
Hệ thống hạn mức rủi ro tín dụng của VRB bao gồm: Số tiền cấp tín dụng tối đa đối với khách hàng được xác định rõ tại các quyết định phê duyệt tín dụng; Các giới hạn tổn thất rủi ro tín dụng thể hiện khẩu vị rủi ro tín dụng của VRB: Tỷ lệ chi phí rủi ro (CoR), tỷ lệ nợ xấu; Giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng, nhóm khách hàng liên quan, ngành nghề lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm tín dụng và các
1 Thu gốc nợ xấu nội bảng 159.481 68.271 70.904
trường hợp cụ thể khác; Giới cấp tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; Giới cấp tín dụng theo sản phẩm tín dụng; Giới hạn tín dụng theo kỳ hạn. Các giới hạn rủi ro tín dụng được thiết lập với mục đích đa dạng hóa danh mục tín dụng và ngăn ngừa sự tập trung rủi ro tín dụng cao ở một số phân khúc nhất định.
Định kỳ hàng tháng Ban Quản lý rủi ro Hội sở chính sẽ đầu mối thực hiện việc rà sốt tính tn thủ các hạn mức rủi ro tín dụng. Trường hợp phát hiện các giới hạn bị vượt các ngưỡng như ngưỡng cảnh báo, ngưỡng giới hạn, Ban Quản lý rủi ro sẽ trình các cấp thẩm quyền phê duyệt các biện pháp ứng xử phù hợp như hạn chế cho vay khách hàng trong ngành/lĩnh vực vượt giới hạn hay tạm dừng cấp tín dụng,...
d, Xử lý rủi ro tín dụng
Để theo dõi nợ có vấn đề, VRB đã ban hành Quyết định số 0611/2014/QĐ- XLN về việc xử lý nợ có vấn đề vào ngày 24/07/2014. Theo đó, VRB quy định về các biện pháp xử lý nợ có vấn đề; Phát hiện, xây dựng và thực hiện phương án xử lý nợ có vấn đề và trách nhiệm trong việc xử lý nợ có vấn đề. Cụ thể như sau:
Các biện pháp xử lý nợ bao gồm: Đốc nợ; Cho vay duy trì hoạt động; Bổ sung
tài sản đảm bảo; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Xử lý tài sản đảm bảo; Nhận, gán nợ bằng chính tài sản đảm bảo; Giảm, miễn lãi; Tố cáo; Khởi kiện; Yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp; Xử lý bằng qũy dự phòng rủi ro; Các biện pháp khác.
Quản lý nợ có vấn đề: Nợ có vấn đề của VRB được phân thành ba nhóm để
quản lý, theo dõi và có biện pháp xử lý phù hợp, cụ thể:
+ Nợ cần theo dõi: Là các khoản nợ nhóm 1 theo quy định nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ để có giải pháp thu hồi nợ phù hợp, kịp thời.
+ Nợ nhóm 2: là các khoản nợ được phân vào nhóm 2 theo quy định.
+ Nợ xấu và nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR: là các khoản nợ xấu nội bảng (từ nhóm 3-5 theo quy định) và các khoản nợ đã được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, đưa ra hạch toán ngoại bảng để theo dõi nhưng chưa thu hồi được hết nợ.
Báo cáo tình hình và kết quả thu hồi nợ có vấn đề: Các chi nhánh thực hiện
báo cáo tình hình nợ có vấn đề và kết quả thu hồi nợ có vấn đề lên Hội sở chính thơng qua Ban Xử lý nợ.
Đánh giá về việc xử lý rủi ro tín dụng của VRB giai đoạn 2017-2019:
Bảng 2. 16. Kết quả thu hồi nợ xấu và xử lý bằng quỹ DPRR giai đoạn 2017-2019
159 tỷ đồng, năm 2018 là 68 tỷ đồng và năm 2019 thu được 71 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, VRB cũng nghiêm túc trong việc trích lập dự phịng rủi ro theo quy định của NHNN và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý nợ xấu. Cụ thể, nợ xấu được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro giai đoạn 2017-2019 lần lượt là 99 tỷ -166 tỷ- 78 tỷ đồng.
Sau khi khoản vay được xử lý bằng quỹ DPRR và đưa ra theo dõi ngoại bảng, VRB vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ xấu.
2.3. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại VRB vừa tại VRB
2.3.1. Những kết quả đạt được
Nhận biết được tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, VRB đã và đang xây dựng văn hóa tín dụng lành mạnh với quan điểm mở rộng tín dụng đi đơi với việc nâng cao chất lượng tín dụng.
Trong những năm vừa qua, hoạt động quản trị rủi to tín dụng của ngân hàng đã được được một số kết quả sau:
Thứ nhất, chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa được cải thiện, tỷ lệ nợ
xấu cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa được duy trì ở mức thấp và có xu hướng giảm dần, đặc biệt tại 31/12/2019 tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ còn 1,12% trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nợ quá hạn được kiểm soát chặt chẽ hơn và ghi nhận được kết quả đáng khích lệ khi tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 8,29% thời điểm 31/12/2017 xuống còn 3,83% thời điểm 31/12/2019. Đồng thời, nợ quá hạn và nợ xấu của VRB không tập trung vào một số khách hàng mà có sự phân tán, làm tăng khả năng thu hồi nợ xấu cao hơn. Số lượng các khách hàng nợ quá hạn và nợ xấu giảm dần, nợ xấu mới phát sinh từ 2016 đến nay không đáng kể.
Thứ hai, nội dung nhận diện rủi ro tín dụng được thực hiện ở tất cả các khâu
của quy trình tín dụng từ trước, trong và sau khi cấp tín dụng. VRB xây dựng căn cứ nhận biết nhóm khách hàng có liên quan và quy định cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này.
Thứ ba, về đo lường rủi ro tín dụng: Trong cơng tác xây dựng mơ hình và
cơng cụ đánh giá rủi ro tín dụng, VRB đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho: Khách hàng doanh nghiệp, khác hàng cá nhân và khách hàng định chế tài chính. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VRB được xây dựng hiện đại, với bộ chỉ tiêu đánh giá được cập nhật theo các thông lệ tiên tiến giúp cho việc đánh giá khách hàng chính xác, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng tiêu chuẩn quản trị rủi ro tiên tiến, hỗ trợ cho quy trình phê duyệt tín dụng. Hạng của khách hàng là cơ sở để ngân hàng áp dụng các chính sách khách hàng phù hợp, đối với các khách hàng tốt sẽ áp dụng mức lãi suất, chính sách TSBĐ phù hợp để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, VRB cịn thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo nhóm nợ tương ứng để đo lường rủi ro tín dụng. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của VRB tuân thủ theo quy định của NHNN tại Thơng tư 02/2013/TT- NHNN. Ngịai ra, VRB cũng đang từng bước xây dựng các mơ hình để đo lường rủi
ro tín dụng và xác suất vỡ nợ của khách hàng như: mơ hình PD, EAD,...
Thứ tư, VRB có quy định rõ ràng về mức thẩm quyền phán quyết trong hoạt
động tín dụng, quy chế tổ chức và hoạt động của các hội đồng. Đồng thời VRB ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp; quy định, quy trình về lập hồ sơ tín dụng, quy trình giải ngân giúp cho q trình cấp tín dụng được rõ ràng,