3.2. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦIRO TÍN
3.2.2. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay
-I- Giai đoạn thu thập và kiểm tra hồ sơ khách hàng
Cán bộ khách hàng cần thu thập đầy đủ các hồ sơ của khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản bảo đảm và hồ sơ phương án vay vốn. Phỏng vấn trực tiếp khách hàng để nhận biết thái độ của khách hàng trong việc trả lời các câu hỏi và phối hợp cung cấp thông tin, thăm trực tiếp cơ sở sản xuất, tài sản bảo đảm.
Đối với hồ sơ pháp lý, yêu cầu khách hàng cung cấp bản gốc để đối chiếu hoặc cung cấp bản sao có công chứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác thực về tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ tình hình tài chính cần phải cung cấp các báo cáo có kiểm toán hoặc các báo cáo nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan thuế) để xác minh đúng tình hình tài chính khách hàng về doanh thu, lợi nhuận,...
Đối với các hồ sơ về tài sản bảo đảm như các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, đôi khi cán bộ khách hàng khó có thể xác minh được tính xác thực của các giấy tờ đó. Do vậy, các cán bộ khách hàng cần phối hợp với các đơn vị như các cơ quan đăng ký đất đai để xác minh tính chân thực của tài sản và kiểm tra xem thực tế hiện trạng tài sản và giấy tờ có khớp đúng.
-I- Giai đoạn thẩm định cấp tín dụng
mục tiêu an toàn lên trên hết. Khâu thẩm định tín dụng cần được thực hiện nghiêm túc. Các cán bộ kết hợp việc thẩm định trên bề mặt hồ sơ và thẩm định thực tế khách hàng.
Thẩm định phương án vay vốn cần xem xét tính khả thi của phương án. Đối với những phương án không khả thi cần từ chối ngay, tránh trường hợp phối hợp với khách hàng để sửa lại phương án vay.
Hồ sơ tài chính: thẩm định kỹ các chỉ tiêu phản ảnh về tài sản, nợ phải trả, dòng tiền, tình hình biến động doanh thu, lợi nhuận,... các hợp đồng đầu vào, đầu ra phải có chữ ký đầy đủ của cấp thẩm quyền, đóng dấu.
-I- Giai đoạn giải ngân vốn vay: Việc giải ngân vốn vay, cấp bảo lãnh, L/C cần dựa trên hồ sơ mục đích rõ ràng. Không thực hiện giải ngân khi chưa có đủ hồ sơ mục đích.
-I- Giai đoạn kiểm soát sau cho vay: Cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát sau cho vay để phát hiện kịp thời các dấu hiệu về việc sử dụng vốn sai mục đích, tình hình tài chính của khách hàng suy giảm để có các biện pháp ứng phó kịp thờim giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Định kỳ kiểm tra lại giá trị và hiện trạng tài sản bảo đảm. Trong trường hợp TSBĐ giảm giá trị cần áp dụng các biện pháp như giảm dần dư nợ hay yêu cầu khách hàng cung cấp bổ sung tài sản bảo đảm.
Đối với các tài sản yêu cầu phải mua bảo hiểm như ô tô, bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư, cần định kỳ kiểm tra thời hạn bảo hiểm để yêu cầu khách hàng mua bổ sung bảo hiểm, bảo về cho tài sản bảo đảm tại ngân hàng.