Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Ngân hàng liên doanh Việt Nga

Một phần của tài liệu 1318 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH liên doanh việt nga luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 51)

Một là, VRB cần chú ý xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở khách quan, thống nhất và minh bạch. Hoàn thiện quy trình cho vay theo hướng gọn nhẹ, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tuy nhiên vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung thẩm định theo yêu cầu, đảm bảo an toàn hoạt động và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Hai là, VRB cần thực hiện phân tán rủi ro khi cho vay khách hàng, không cho vay tập trung vào một số khách hàng/nhóm khách hàng. VRB cần cho vay đa dạng các khách hàng trong các ngành/lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Ba là, VRB cần xây dựng một quy trình tín dụng chặt chẽ, trong đó quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong quy trình tín dụng, đảm bảo luồng công việc được vận hành trơn tru, hiệu quả. Quy trình tín dụng cần giúp giảm bớt công việc tác nghiệp đối với các cán bộ khách hàng để tập trung nguồn lực cho phát triển khách hàng.

Bốn là, cần áp dụng các công cụ hiện đại để quản trị rủi ro tín dụng, trong đó quan trọng nhất là xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, phục vụ tốt cho công tác đo lường rủi ro của ngân hàng. Việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng hiện đại, đáp ứng theo các thông lệ quốc tế sẽ giúp VRB có những đánh giá chính xác hơn về các khách hàng vay vốn để từ đó có những quyết định tín dụng phù hợp. Bên cạnh đó, một mô hình xếp hạng tín dụng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn theo thông lệ tiên tiến sẽ là điều kiện cần để VRB có thể áp dụng kết xếp hạng trong việc phân loại nợ của khách hàng. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ, ngân hàng có thể dự

2017 2018 2019

Tổng tài sản 17.845 17.590 19.521

Vốn chủ sở hữu 3.084 3.057 3.175

Tổng dư tín dụng 14.527 14.400 16.092

báo trước được chất lượng danh mục cho vay để từ đó có các kế hoạch phát triển khách hàng hay kế hoạch sử dụng dự phòng rủi ro hiệu quả.

Năm là, VRB cần từng bước thực hiện quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng các biện pháp định lượng trong phân tích và đánh giá rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 giúp chúng ta tiếp cận một cách có hệ thống, khoa học, đầy đủ về các quan điểm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM. Trên cơ sở những lý luận, áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng ngân hàng, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Trong điều kiện nền kinh tế luôn biến động phức tạp thì không những doanh nghiệp gặp khó khăn mà ngay cả hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, yêu cầu bức thiết đối với hệ thống ngân hàng là phải tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm tạo sự tăng trưởng một cách ổn định, quản trị tốt chất lượng tín dụng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH

VIỆT- NGA

Một phần của tài liệu 1318 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH liên doanh việt nga luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w