Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 1424 xây dựng thương hiệu NHTM CP đại dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 52)

Trong những năm qua, bằng nỗ lực của mình, OceanBank đã có sự gia tăng nhanh chóng về quy mơ và hiệu quả hoạt động và hiện nay OceanBank thuộc nhóm khách hàng có quy mô trung bình của hệ thống NHTM Việt Nam. Năm 2012, NHNN thực hiện rà soát hoạt động của các TCTD để xây dựng kế hoạch cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thì Oceanbank được NHNN xếp hạng thuộc nhóm 1 (nhóm ngân hàng tốt nhất và được phép tăng trưởng tín dụng tối đa 20%).Các ngân hàng cùng thuộc nhóm quy mơ trung bình của OceanBank là Lietvietpostbank, Seabank, VIBank,...

về tổng tài sản: Tổng tài sản của ngân hàng không ngừng tăng mạnh

qua các năm, từ 14.091 tỷ đồng (2008), lên đến 64.462 tỷ đồng (năm 2012) gấp 4,6 lần so với năm 2008. Từ năm 2008 đến 2012 tổng tài sản của Oceanbank tăng mạnh nhất vào năm 2009 (tăng 134% so với năm 2008) do chính sách ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng mạnh. Năm 2012, kinh tế khó khăn các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, ngân hàng khó mở rộng quy mơ cho vay và tăng tổng tài sản, nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng âm song tổng tài sản của

Oceanbank vẫn tăng 2,9% so với năm 2011. Đạt được kết quả này một phần do Oceabank đã chú trọng đầu tư thương hiệu, nhanh chóng tạo dựng uy tín với khách hàng.

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Đại Dương) Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng tài sản qua các năm của OceanBank về vốn huy động: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng qua

các năm và có xu hướng tăng mạnh tỷ trọng tiền gửi của khách hàng. Tỷ lệ nguồn vốn huy động/tổng tài sản của OceanBank năm 2012 đạt 93% cao hơn so với các ngân hàng có quy mơ trung bình khác như Lievietpostbanktỷ lệ này là 83%, HBbank là 80%. Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng cao, Oceanbank đã và đang tạo dựng được một vị trí vững chắc trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Hơn thế nữa, việc tăng tỷ trọng tiền gửi của khách hàng trong cơ cấu vốn huy động còn giúp ngân hàng giảm chi phí huy động vốn, đảm bảo an tồn thanh khoản bởi đây là nguồn vốn có tính ổn định cao. Năm 2012, các ngân hàng dư thừa tiền dự trữ không nhiều vì vậy huy động từ các TCTD của Oceanbank giảm từ 17.520 tỷ đồng xuống còn 13.237 tỷ đồng. Tuy nhiên, Oceanbank đã tăng huy động từ tiền gửi của khách hàng lên 4.650 tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2012 được đánh giá là một năm khó khăn của

nền kinh tế, lượng tiền dư thừa trong nền kinh tế không nhiều, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để tăng huy động vốn, mức tăng trưởng này của các ngân hàng không cao tuy nhiên Oceanbank vẫn tăng được 4.650 tỷ đồng tiền gửi khách hàng tương đương 12%. Năm 2011, một số ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản vì vậy khách hàng ưa chuộng gửi tiền 4 NHTM nhà nước hơn, việc Oceanbank tiếp tục gia tăng được vốn huy động từ tiền gửi chứng tỏ thương hiệu Oceanbank tương đối tốt so với hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Tỷ đồng

(Nguồn:Ngân hàng TMCP Đại Dương) Biểu đồ 2.2: Quy mô vốn huy động qua các năm của OceanBank về hoạt động tín dụng: Trong những năm vừa qua, tăng trưởng tín dụng

của Ngân hàng ln ở mức cao và vượt kế hoạch mục tiêu đã đề ra.Cụ thể, năm 2010, kế hoạch đề ra đối với dư nợ cho vay đạt 15.000 tỷ đồngnhưng dư nợ cho vay thực tế đạt được 17.448 tỷ đồng (tăng hơn 20% so với kế hoạch).Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Oceanbank ln ở mức cao, mức tăng trưởng tín dụng trung bình từ năm 2009 đến 2012 là 46%. Năm 2012, hoạt động tín dụng của các ngân hàng tăng trưởng tín dụng ở mức thấp tuy nhiên Oceanbank vẫn tăng trưởng tín dụng rất cao (34%). Đây là kết quả của quá trình phấn đấu tăng dư nợ để chiếm lĩnh thị phần tín dụng mở rộng quy mơ

hoạt động thể hiện sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ ngân hàng. Với việc tăng được tốc độ và quy mơ tín dụng lớn đã góp phần tăng giá trị thương hiệu của ngân hàng. 6JD S ■<© 3 0,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 2008 2009 2010 2011 2012

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Đại Dương) Biểu đồ 2.3: Quy mơ tín dụng qua các năm của OceanBank

về lợi nhuận: Từ năm 2008 đến năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng

tăng mạnh, tăng từ 62 tỷ đồng năm 2008 lên 310 tỷ đồng năm 2012 (gấp 5 lần so với năm 2008). Tuy nhiên, mức lợi nhuận ngân hàng đạt cao nhất vào năm 2010, 2011, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trên 600 tỷ đồng. Năm 2012, lợi nhuận của Oceanbank sụt giảm mạnh (giảm 52% so với năm 2011) chủ yếu do kinh tế khó khăn, thị trưởng bất động sản, chứng khốn đóng băng dẫn đến vốn của nền kinh tế bị đọng, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho ứ đọng, khoản phải thu khơng thu hồi được,... do đó chi phí từ hoạt động tín dụng của Oceanbank tăng từ 187 tỷ đồng lên 467 tỷ đồng vào năm 2012 (gấp 2,5 lần so với năm 2011). Kết quả này một phần do Oceanbank tăng trưởng tín dụng mạnh năm 2012 trong khi năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế. Ngoài ra, lợi nhuận của Oceanbank sụt giảm mạnh một phần do ngân hàng đầu tư nhiều vào chứng khoán trong khi thị trường chứng khoán chưa phục hồi lại, Oceanbank tăng chi phí đầu tư chứng

khốn từ 91 tỷ đồng năm 2011 lên 331 tỷ đồng năm 2012 (Tăng 240 tỷ đồng). Việc sụt giảm lợi nhuận mạnh của Oceanbank năm 2012 sẽ phần nào ảnh hưởng uy tín, thương hiệu của Oceanbannk.

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng lợi nhuận qua các năm của OceanBank về mạng lưới hoạt động: Ngân hàng OceanBank được thành lập năm

1993, nhưng chỉ đến năm 2007, sau khi chuyển đổi mơ hình hoạt động, ngân hàng mới mở rộng địa bàn kinh doanh sang các tỉnh, thành phố khác. Sau hơn 5 năm, tính đến nay, ngân hàng đã có mặt tại 19 tỉnh, Thành phố trên cả nước, với 116 điểm đặt máy ATM, hơn 260 máy POS. Ngân hàng cũng đã tham gia liên minh thẻ với 34 ngân hàng trong nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của mình. Với sự phát triển nhanh chóng về mạng lưới phân phối, OceanBank đã ngày càng chứng tỏ uy tín của mình trên thị trường, và vươn lên top những ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam có sản phẩm dịch vụ được nhiều khách hàng tin dùng.

Một phần của tài liệu 1424 xây dựng thương hiệu NHTM CP đại dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w