Triết lý kinh doanh

Một phần của tài liệu 1424 xây dựng thương hiệu NHTM CP đại dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 56 - 57)

OCEΔNBΔNK

2.2.2.3. Triết lý kinh doanh

Neu như tên gọi, logo và slogan thể hiện mặt bên ngoài của thương hiệu thì triết lý kinh doanh chính là mặt bên trong của thương hiệu, là “phần hồn’ của thương hiệu, giúp một thương hiệu duy trì chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng.Theo TS.Martin Roll, một trong 8 chuyên gia hàng đầu thế giới về chiến lược marketing xây dựng thương hiệu, đồng thời là người tiên phong trong việc nghiên cứu các thương hiệu châu Á, cho rằng việc xây dựng thương hiệu trong ngành ngân hàng khó hơn tất cả so với các ngành khác. Nó không chỉ đơn thuần là thay đổi một cái logo hay một câu khẩu hiệu. “Đối với ngành ngân hàng, nếu chỉ vay và cho vay thì không có sự khác biệt mà cần phải tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ”.Và triết lý kinh doanh chính là nền tảng để làm nên sự khác biệt của mỗi ngân hàng.

Với triết lý kinh doanh:

- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Là yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Phương châm hành động: Quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Chăm sóc khách hàng: Xây dựng niềm tin bền vững để trở thành đối tác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.

- Yếu tố an toàn: Yếu tố rủi ro luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng.

- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội.

Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên OceanBank luôn luôn ý thức phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch, đặt khách hàng là trung tâm của sự phát triển, lấy sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu xây dựng ngân hàng ngày một vững mạnh.

Nhờ những nỗ lực trên, OceanBank đã từng bước tạo dựng lòng tin trong lòng khách hàng, và chiếm một vị trí nhất định trong hệ thống ngân hàng ViệtNam.

Một phần của tài liệu 1424 xây dựng thương hiệu NHTM CP đại dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w