Phân tích kết quả

Một phần của tài liệu 1424 xây dựng thương hiệu NHTM CP đại dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 69)

OCEAN BANK

2.3.1. Phân tích kết quả

Một là, cơ hội

Sau sự kiện gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã được dự đốn là duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định nhờ sự gia tăng nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân, những cải cách mạnh mẽ của khối kinh tế nhà nước, những cơ hội từ q trình hội nhập kinh tế tồn cầu. Sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung và OceanBank nói riêng.

Thêm vào đó, mơi trường chính trị pháp luật ổn định, đã giúp cho môi trường kinh doanh ngày càng thơng thống hơn, khuyến khích tính tự chủ cao hơn của doanh nghiệp.Cải cách ngân hàng sẽ được thúc đẩy nhanh hơn nhằm tạo điều kiện cho các NHTM đáp ứng được những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế b ằng việc tăng cường nội lực phát huy tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt động thương mại, dịch vụ theo các nguyên tắc thị trường.

Hai là, thách thức

Đánh giá tác động sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với nền kinh tế, cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, theo nhận định chung của các chuyên gia, ngân hàng là lĩnh vực chịu nhiều sức ép hội nhập nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác. Sức ép này trở nên gay gắt hơn khi Việt Nam đã có sự hiện diện của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.Việc hai ngân hàng nước ngoài Standard Chartered Bank và Ngân hàng Hồng Kơng Thượng Hải (HSBC) chính thức được cấp phép thành lập ngân

hàng 100% vốn ngoại tại Việt Nam từ 08/09/2008 đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc cạnh tranh giành thị phần giữa các ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam.

Năm 2012 là một năm khó khăn đối với ngành ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Đại Dương nói riêng do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, vỡ bong bóng bất động sản trong nước, tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ngân hàng ở mức thấp. Đây là hệ lụy của sự phát triển quá nóng của nền kinh tế trong những năm vừa qua.

Ngồi ra, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do đầu ra và chi phí vốn lớn cũng làm cho các ngân hàng phải hết sức thận trọng trong việc phát triển hoạt động cho vay.

Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chính của OceanBank là các NHTM cổ phần có cùng đối tượng khách hàng, các Ngân hàng TMCP này đã và đang thực hiện tái cấu trúc tồn diện, tích cực tăng vốn để phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao giá trị thương hiệu.

Trong lĩnh vực huy động vốn, OceanBank ngoài việc phải cạnh tranh với các ngân hàng TMCP khác, Ngân hàng còn đang phải cạnh tranh về nguồn vốn trung và dài hạn với các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính như cơng ty bảo hiểm, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khốn. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng có thể cung cấp các sản phẩm riêng lẻ hoặc hỗn hợp cạnh tranh với các NHTM.

Ba là, lợi thế

Với định hướng xây dựng OceanBank trở thành một trong mười ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về quy mô với các NHTM nước ngoài, Ngân hàng TMCP Đại Dương đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng

trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng. so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng trong những năm tới bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu và lợi nhuận để lại.Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, OceanBank cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế, áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới vào hoạt động quản trị và kinh doanh. Các yếu tố đó thể hiện định hướng và chiến lược kinh doanh của OceanBank hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Ngân hàng đã ký kết Văn bản cổ đơng chiến lược với Tập đồn Dầu khí Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của OceanBank và ghi nhận sự hấp dẫn của thương hiệu OceanBank với các đối tác kinh tế lớn. OceanBank cũng đã liên tục có những ký kết quan trọng với nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước.OceanBank đã kết nối hệ thống SWIFT, trở thành thành viên SWIFT với mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn 200 ngân hàng lớn trên thế giới.Trong năm 2012, OceanBank có thêm một cổ đơng lớn là một Quỹ đầu tư đến từ Anh quốc.

OceanBank hiện có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, có trình độ nghiệp vụ chun mơn, được đào tạo bàn bản, có đạo đức nghề nghiệp vớiban điều hành là những người có kinh nghiệm cơng tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Bốn là, điểm yếu

Dù được coi là khá sơi động trong vịng ba năm gần đây nhưng việc xây dựng thương hiệu vẫn còn khá mới mẻ trong ngành ngân hàng.Đây có thể được xem là một trong những thách thức đối với OceanBank khi ngân hàng

có những bước chuyển từ ngân hàng nơng thôn lên ngân hàng đô thị.Bên cạnh đó, sự đa dạng về khách hàng gây khó khăn cho ngân hàng khi cùng lúc phải có được chiến lược kinh doanh phù hợp với mọi đối tượng khách hàng (cá nhân, tổ chức, người vay - người gửi tiền, .).

Có thể nói, về định mức tín nhiệm, OceanBank hiện tại chưa bằng một số ngân hàng TMCP như Sacombank, ACBnhưng theo đánh giá hoạt động của Ngân hàng Nhà nước qua bảng đánh giá xếp hạng, mức độ tín nhiệm và hiệu quả hoạt động của OceanBank qua từng năm ngày càng tăng lên, đáp ứng các tiêu chuẩn của NHNN. Nhìn chung, cũng như nhiều NHTMCP khác ở Việt Nam, thương hiệu OceanBank vẫn cịn mờ nhạt so với khu vực và thế giới, vì vậy để nâng cao giá trị thương hiệu, OceanBank cần có kế hoạch rõ ràng và cụ thể.

Một phần của tài liệu 1424 xây dựng thương hiệu NHTM CP đại dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w