OCEAN BANK
3.3.2. Kiến nghị với NHNN
Minh bạch và thể chế hóa các hoạt động ngân hàng, tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng cạnh tranh và hoạt động.Sự lành mạnh của môi
trường tạo tiền đề công bằng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng từ đó giúp ngân hàng dễ dàng trong việc xây dựng các chính sách vừa phát triển vừa hiệu quả, tăng uy tín trên thị trường. Đe có thể tạo mơi trường lành mạnh, NHNN cần quy định cụ thể, rõ ràng các nội dung muốn điều chỉnh hoạt động của NHTM và xây dựng chế tài xử phạt khi các ngân hàng vi phạm. Ví dụ, khi NHNN khống chế lãi suất huy động của các NHTM thông qua quy định trần lãi suất huy động thì nhiều NHTM đã nách quy định bằng cách tặng thưởng, khuyến mãi.... khi khách hàng gửi tiền.
Một số quy định của NHNN mang tính thời kỳ nhằm khống chế trần lãi suất huy động cũng như trần lãi suất cho vay nên quy định theo quy mơ ngân hàng. Vì các NHTM nhỏ bao giờ chi phí huy động vốn cũng cao hơn so với các NHTM lớn nên khống chế mức trần lãi suất huy động của NHTM đồng đều nhau thì làm các NHTM nhỏ rất khó huy động vốn. Thực tế, năm 2011 NHNN khống chế trần lãi suất để đảm bảo khả năng thanh khoản thì nhiều NHTM nhỏ phải huy động với lãi suất thực tế cao hơn lãi suất trần theo NHNN quy định.
NHNN cần tăng cường kiểm soát hoạt động của các NHTM nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng đồng thời có chính sách phù hợp trong việc thành lập ngân hàng cũng như mở rộng mạng lưới ngân hàng để nâng cao chất lượng hệ thống các NHTM.
Thúc đẩy nhanh chóng q trình rà sốt chất lượng các NHTM để thực hiện cơ cấu, sáp nhập ngân hàng nhằm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như nâng cao uy tín của NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung đối với nền kinh tế.
To chức các khóa đào tạo chuyên sâu về xây dựng thương hiệu ngân hàng: Hiện nay. ngân hàng Nhà nước đã tổ chức nhiều khóa đào tạo bồi
dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho các nhân viên trong ngành: đào tạo nghiệp vụ tín dụng, quản trị rủi ro,... nhưng chưa có khóa đào tạo nào về xây dựng thương hiệu. Vì thế, nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu đối với ngân hàng của các nhân viên vẫn cịn hạn chế.Do đó, tác giả kiến nghị trong thời gian sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ quan tâm hơn nữa tới việc bồi dưỡng kiến thức thương hiệu cho nhân viên trong ngành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong tình hình thị trường ngân hàng cạnh tranh gay gắt và kinh tế khó khăn, niềm tin của khách hàng về các ngân hàng có quy mơ nhỏ đang có xu hướng suy giảm thì thương hiệu lúc này quyết định tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.Trước những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của nhược điểm này, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp trong việc xây dựng thương hiệu của OceanBank cũng như đề xuất một số kiến nghị tới chính phủ, các bộ ngành liên quan và ngân hàng nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy hiệu quả xây dựng thương hiệu của OceanBank để thúc đẩy cho ngân hàng ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
Một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, khơng chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hố và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh, là công cụ để doanh nghiệp khẳng định vị thế và tiếng nói của mình trên thương trường. Đối với lĩnh vực ngân hàng, vai trò của thương hiệu lại càng to lớn bởi ngân hàng là một tổ chức kinh tế tài chính hoạt động chủ yếu trên cơ sở niềm tin của khách hàng với ngân hàng.Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu ngân hàng mạnh là việc làm vô cùng quan trọng với các ngân hàng, nhất là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn mà nền tài chính tồn cầu đang bị khủng hoảng, niềm tin của người dân vềcác ngân hàng nhỏ đang có xu hướng suy giảm. Luận văn đã đề cập đến một số lý luận cơ bản trong việc xây dựng thương hiệu ngân hàng từ đó phân tích trực trạng việc xây dựng thương hiệu của OceanBank và rút ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp để việc xây dựng thương hiệu của OceanBank ngày càng hiệu quả cũng như đã đề xuất một số kiến nghị tới các cơ quan quản lý Nhà Nước nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, và hạn chế về mặt tài liệu nên chắc chắn luận văn vẫn cịn có thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ và bạn đọc.
Trẻ, Hà Nội.
2. Công ty TNHH MTV Chứng Khoán Vietcombank (2012), Báo cáo
đánh giá một số tổ chức tín dụng, Hà Nội.
3. Học viện Ngân hàng (2002), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. Vũ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà (2007), Xây dựng và phát triển thương
hiệu, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
6. OceanBank (2007), Báo cáo tài chính,Hà Nội. 7. OceanBank (2008), Báo cáo tài chính, Hà Nội. 8. OceanBank (2009), Báo cáo tài chính, Hà Nội. 9. OceanBank (2010), Báo cáo tài chính, Hà Nội. 10.OceanBank (2011), Báo cáo tài chính, Hà Nội. 11.OceanBank (2007), Báo cáo thường niên, Hà Nội. 12.OceanBank (2008), Báo cáo thường niên, Hà Nội. 13.OceanBank (2009), Báo cáo thường niên, Hà Nội. 14.OceanBank (2010), Báo cáo thường niên, Hà Nội. 15.OceanBank (2011), Báo cáo thường niên, Hà Nội. 16.OceanBank (2012), Bản tin nội bộ, Hà Nội.
18. Philip Kotler (1997), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội. 19. Philip Kotler (2006), Thấu hiểu tiếp thị từA đến Z, Nxb Trẻ, Hà Nội. 20. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Hà Nội.
21.Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Hà Nội.
22. Nguyễn Quốc Thịnh (2004), Thương hiệu với nhà quản lý, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
23. Viện chiến lược phát triển ngân hàng (2009), Định hướng xây dựng
thương hiệu trong ngành ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng,