Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc tại ủy ban nhân dân huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tạo động lực làm việc

1.4.2. Nhân tố bên trong

- Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức xác định cách thức phân chia, tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ công việc trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Thiết lập cơ cấu tổ chức giúp cho người lao động hiểu rõ được vị trí, quy trình hoạt động và mối quan hệ của họ với những người lao động khác trong tổ chức. Cơ cấu tổ chức khơng phù hợp khơng chỉ ảnh hưởng tích cực tới sự thực hiện cơng việc của người lao động mà cịn ảnh hưởng tới tinh thần và sự thỏa mãn đối với công việc của họ. Việc thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức thích nghi nhanh với mơi trường, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của tổ chức.

Phong cách lãnh đạo là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lý lựa chọn để tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đã đề ra.

Phong cách lãnh đạo được coi là nhân tố quan trọng trong lãnh đạo, quản lý, nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện chí hướng, tài năng, tính độc đáo mà cịn thể hiện nghệ thuật tác động, ảnh hưởng của người lãnh đạo đến người khác trong hệ thống quản lý. Phong cách lãnh đạo có phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo tự do, phong cách lãnh đạo định hướng mục tiêu.

Phong cách lãnh đạo của người đứng đầu tổ chức rất quan trọng trong việc tạo ra động lực cho cán bộ, công chức, người lãnh đạo cần xác định cho mình một phong cách lãnh đạo, quản lý phù hợp với tổ chức, với từng hoàn cảnh cụ thể, linh hoạt kết hợp với lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới để dẫn dắt hành vi của họ đóng góp tận tâm, tận lực cho tổ chức mà mình cơng tác. Muốn được như vậy, trước hết người lãnh đạo phải là tấm gương sáng cho cấp dưới noi theo, luôn gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế cơ quan. Người lãnh đạo đóng vai trị rất quan trọng trong việc tạo ra động lực cho cán bộ, công chức làm việc hiệu quả.

- Văn hóa tổ chức:

Văn hóa tổ chức là các định hướng giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quan niệm về sứ mệnh và vai trò của tổ chức trong xã hội mà các thành viên của tổ chức tán thành; tổ hợp các thủ thuật và các quy tắc giải quyết vấn đề thích nghi ở bên ngồi và thống nhất ở bên trong của các thành viên tổ chức.

Văn hóa tổ chức được hình thành dựa trên cơ sở phát huy cao nhất các giá trị tự do, dân chủ, công bằng trong một tổ chức, được chế định thành quy tắc thành văn và bất thành văn, nghi thức và phi nghi thức, cái hữu h nh và cái vơ h nh. Nó được phản ánh ở tín hiệu thơng tin cơ bản là ý thức tự giác, tự

nguyện, tự chủ của mọi thành viên bên trong tổ chức cũng như sự cảm nhận, thừa nhận, tôn trọng của các thành viên bên ngoài tổ chức như một sắc thái văn hóa. Tuy nhiên, nếu văn hóa tổ chức được xây dựng một cách chủ quan mang tính áp đặt từ trên xuống, thiếu các điều kiện cần và đủ cho nó sẽ dẫn đến định hình những khn mẫu xơ cứng trói buộc con người theo các định chế có sẵn mà thiếu những triết lý nhân sinh, những biểu tượng khô khan mà thiếu đi “linh hồn” của nó, những khẩu hiệu hình thức mà khơng biến thành chuẩn mực, hành vi tự giác của mỗi thành viên. Điều này gây ra những hiệu ứng tiêu cực, không những tạo rào cản đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho tổ chức mà cịn kìm hãm khả năng sáng tạo của mỗi thành viên.

- Điều kiện làm việc:

Là tập hợp các yếu tố của mơi trường lao động (bao gồm đất đai, vị trí cơ quan, văn phòng làm việc, các trang thiết bị máy móc cùng với các điều kiện khí tượng như mưa, nắng, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm…mà trong lúc làm việc người lao động phải tiếp xúc) có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài. Mọi người đều thích làm việc trong mơi trường tốt, an tồn, có đầy đủ các trang thiết bị máy móc phục vụ cho cơng việc. Do đó mơi trường làm việc thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực đến thái độ làm việc của cán bộ, cơng chức.

- Tính chất cơng việc:

Tính chất cơng việc có tác động rất lớn đến cách thức tạo động lực cho người lao động. Công việc ổn định hay cơng việc được u thích hoặc cơng việc phức tạp hay nhàn dỗi…là những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến động lực làm việc của người lao động.

Trong hệ thống cơng việc có những nhóm cơng việc mang tính chất lặp đi lặp lại nhưng cũng có nhóm cơng việc địi hỏi sự nhanh nhẹn, luôn luôn nỗ lực. Những cơng việc mang tính chất lặp đi lặp lại thường là những công việc liên quan nhiều đến sổ sách, giấy tờ, mang tính chất hành chính, thủ tục…

Những công việc này thường không tạo hứng thú làm việc đối với người lao động. Do đó khả năng thu hút lao động rất hạn chế, những người lao động làm những cơng việc này thì động lực làm việc vì tính chất cơng việc rất thấp. Những cơng việc địi hỏi sự nhanh nhẹn, nỗ lực làm việc cao như công việc quản lý, giám đốc, chuyên viên cấp cao…là những công việc mà chính bản thân nó có sự thu hút, tạo hứng thú cho người lao động khi làm những công việc này. Người lao động cảm thấy có động lực mạnh mẽ để trở thành chuyên viên cấp cao hay trở thành giám đốc…Những công việc mang tính chất như thế này thường tạo động lực làm việc cho người lao động rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc tại ủy ban nhân dân huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)