7. Kết cấu luận văn
1.5.2. Bài học đối với Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nộ
phố Hà Nội
Từ những kinh nghiệm của một số quận trên, bài học kinh nghiệm rút ra cho UBND huyện Phú Xuyên là:
- Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức theo đúng trình độ chuyên môn, năng lực sở trường sẽ tạo điều kiện để công chức phát huy tối đa sức mạnh của mình, yên tâm công tác.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công chức để họ yên tâm công tác từ đó giúp công chức chủ động trong công việc và tạo ra năng suất làm việc cao nhất.
- Đa dạng hóa các chính sách phúc lợi như: phúc lợi đảm bảo về thu nhập, về hưu trí; các chế độ phúc lợi như quà khuyến học cho con em có thành tích tốt trong học tập, hay quà vào các dịp quốc tế thiếu nhi, rằm trung thu…nhằm khuyến khích động viên cho công chức nỗ lực để tăng năng suất làm việc hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan.
- Tạo điều kiện cho các CBCC nữ, đặc biệt đối với CBCC nữ mà sinh con, cơ quan nên đưa ra nhiều lợi ích cho họ như trợ cấp sinh con, giảm giờ làm việc…
- Đội ngũ CBCC đảm bảo về chất lượng, cơ cấu hợp lý, đa dạng, phù hợp với chuyên ngành đào tạo, được trẻ hóa mạnh mẽ, có đủ năng lực, trình độ để hoàn thành nhiệm vụ.
- Cần có chính sách đề bạt, thăng tiến rõ ràng, luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ trẻ nhằm phát huy thế mạnh của công chức.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong chương 1, luận văn đã đề cập đến các nội dung sau:
- Hệ thống hóa các khái niệm cơ bản và khái niệm liên quan đến đề tài. - Xác định nội dụng tạo động lực làm việc cho CBCC trong cơ quan hành chính nhà nước. Trên cơ sở đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho công chức.
- Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm tạo động lực làm việc của UBND quận Đống Đa, UBND quận Hoàng Mai, đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm cho UBND huyện Phú Xuyên.
Qua nội dung đã đề cập trong Chương 1, tác giả cho rằng:
- Các vấn đề cần nghiên cứu trong tạo động lực cho công chức: các yếu tố vật chất (tiền lương, khen thưởng - kỷ luật), các yếu tố phi vật chất (chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách phúc lợi). Đồng thời đưa ra các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến động lực của công chức.
- Có nhiều nhân tố tác động đến động lực của công chức, do vậy các chính sách tạo động lực cho công chức phải phù hợp thực tế và trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề liên quan đến động lực làm việc của công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước nhằm góp phần nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ công chức.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về huyện Phú Xuyên
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội - xã hội của huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
2.1.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội
Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Huyện Phú Xuyên có diện tích là 170,8 km², với 2 thị trấn và 26 xã. + 2 thị trấn: Thị trấn Phú Xuyên và Phú Minh đều thành lập ngày 6/9/1986.
+ 26 xã: Bạch Hạ, Châu Can, Chuyên Mỹ, Đại Thắng, Đại Xuyên, Hoàng Long, Hồng Minh, Hồng Thái, Khai Thái, Minh Tân, Nam Phong, Nam Triều, Phú Túc, Phú Yên, Phúc Tiến, Phượng Dực, Quang Lãng, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Thụy Phú, Tri Thủy, Tri Trung, Văn Hoàng, Văn Nhân, Vân Từ.
Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6 ha; trong đó, đất canh tác trồng trọt là 11.329,9 ha chiếm 66,24%; đất ở 1.120,9 ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùng chiếm 3.235,9 ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chưa sử dụng. Trước đây Phú Xuyên là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đông cao hơn phía Tây, nên về mùa mưa bão hay bị ngập úng, lụt lội. Một số xã giáp sông Hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng 2000 ha.
Trên địa bàn huyện có trên 30 km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. Phú Xuyên cũng có hệ thống giao thông rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài gần 12 km
chạy qua, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17 km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 7 km, điểm đầu đường Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường Quốc lộ 1A dài 12 km trên địa bàn huyện.
Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu được sử dụng kết hợp đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, có 43 trạm bơm trực tiếp đổ nước ra sông Nhuệ tiêu úng cho các xã phía Tây; trạm bơm Khai Thái công suất 25000m3/giờ, bơm nước ra sông Hồng tiêu úng cho diện tích 4.200 ha phía Đông, ngoài ra có trạm bơm Thụy Phú lấy nước sông Hồng để cấp nước tưới cho các xã miền Đông.
Phú Xuyên có dân số hơn 20 vạn người, tỷ lệ người lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động; bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 2000 lao động.
Về giáo dục - đào tạo: trên địa bàn huyện có một trường trung cấp nghề và một trường Cao đẳng nghề, hàng năm đào tạo khoảng trên 1000 học viên với các ngành nghề đa dạng, phong phú.
Về y tế: có 01 bệnh viện cấp huyện nay đang được nâng cấp thành bệnh viện tuyến vùng.
Về kinh tế: Phú Xuyên có tiềm năng đất đai trù phú và nguồn lao động dồi dào. Về nông nghiệp, miền Đông huyện chiếm 17,4% diện tích đất canh tác, là vùng đất bãi phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi; miền Tây huyện với hơn 60% diện tích canh tác là vựa lúa quan trọng của Thủ đô, có khả năng lớn về nuôi cá nước ngọt, các loại gia cầm, gia súc.
2.1.1.2. Vị trí, chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên
Ngày 05/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
Theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí, việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
2.1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Theo quy định tại Điều 28, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, UBND cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
- Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức
UBND huyện Phú Xuyên gồm 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và Ủy viên. Ủy viên UBND huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên – 2019)
CHỦ TỊCH VÀ CÁC PHÓ CHỦ TỊCH
Các phòng, ban UBND huyện
• Văn phòng HĐND - UBND • Phòng Quản lý đô thị
• Phòng Kinh tế • Phòng Y tế • Thanh tra huyện
• Phòng Tài nguyên môi trường • Phòng Lao động, Thương binh
và Xã hội • Phòng Tư pháp • Phòng Nội vụ
• Phòng Giáo dục & Đào tạo • Phòng Tài chính kế hoạch • Phòng Văn hóa thông tin
Các đơn vị sự nghiệp thuộc
UBND huyện
• Ban quản lý dự án
• Trung tâm phát triển quỹ đất • Trung tâm Văn hóa – Thông
tin và Thể thao
• Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình
• Hội Chữ Thập đỏ • Hội người mù
2.1.2. Một số đặc điểm ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc của Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội ban nhân dân huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
2.1.2.1. Đặc điểm về nguồn nhân lực
- Về cơ cấu giới tính, độ tuổi
Bảng 2.1. Cơ cấu giới tính của cán bộ công chức thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên
Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Nam 92 62,16
Nữ 56 37,84
Tổng cộng 148 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên – 2019)
Giới tính của CBCC tại UBND huyện Phú Xuyên có sự chênh lệch, số lượng nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn với 92 người (chiếm 62,16%).
- Cơ cấu về độ tuổi
Bảng 2.2. Cơ cấu độ tuổi của cán bộ công chức thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Dưới 30 32 21,62 Từ 30 – 45 79 53,38 Trên 45 37 25 Tổng cộng 148 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên – 2019)
Số công chức trong độ tuổi từ 30 - 45 chiếm 53,38%, đây được coi là độ tuổi vàng vì họ có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm, nhiệt tình, không ngại tiếp cận những phương pháp làm việc mới. Số công chức trong độ tuổi trên 45, chiếm 25%, những công chức lớn tuổi có kinh nghiệm nhưng hạn chế trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ và khả năng xử lý công việc chậm, cũng như nắm bắt cái mới còn hạn chế, đây cũng là tình trạng chung của các cơ quan nhà nước. Số công chức độ tuổi dưới 30 chiếm 21,62%, đây là lực lượng
có sức khỏe tốt, nhiệt tình, tuy nhiên chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý công việc.
- Cơ cấu về lao động theo kinh nghiệm
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo kinh nghiệm
Số năm công tác Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Dưới 10 50 33,79
10 – 20 53 35,81
Trên 20 45 30,4
Tổng cộng 148 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên – 2019)
Hầu hết cán bộ công chức làm việc tại UBND huyện Phú Xuyên đều có kinh nghiệm làm việc lâu năm, từ 10 - 20 năm kinh nghiệm chiếm 35,81%, số lao động làm việc trên 20 năm chiếm 30,4%, số công chức có kinh nghiệm làm việc dưới 10 năm chiếm 33,79%.
- Cơ cấu theo trình độ
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ
Trình độ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Thạc sĩ 14 9,46 Đại học 104 70,27 Cao đẳng 8 5,4 Trung cấp 17 11,49 Sơ cấp 5 3,38 Tổng cộng 148 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên – 2019)
Số công chức có trình độ Đại học tại UBND huyện Phú Xuyên chiếm tỷ lệ lớn 70,27%, họ được đào tạo theo đúng chuyên môn và phù hợp với lĩnh vực công tác.
2.1.2.2. Đặc điểm về tính chất công việc chuyên môn
Là các đơn vị chuyên môn của UBND, do đó công việc chuyên môn của các đơn vị cần đảm bảo đúng tính chất chung của nền công vụ, đó là:
- Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị: Là đơn vị hành chính nhà nước nên cơ quan chuyên môn thuộc khối UBND phục vụ nhiệm vụ chính trị do UBND quyết định. Chính vì vậy, trong hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước, cơ quan chuyên môn là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động QLNN cả hệ thống chính trị.
- Tính pháp quyền: Với tư cách là công cụ của công quyền, những hoạt động của các cơ quan chuyên môn phải tuân thủ pháp luật. Đảm bảo tính pháp quyền của nền hành chính tức là bảo đảm được tính chính quy, hiện đại của một bộ máy hành chính có kỷ luật, kỷ cương.
Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, mọi công chức phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng đắn quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền của mình khi thực thi công vụ. Bên cạnh đó luôn quan tâm chú trọng đến việc nâng cao uy tín về chính trị, về phẩm chất đạo đức và về năng lực trí tuệ.
- Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng: Nhiệm vụ của các đơn vị hành chính thuộc UBND huyện là phục vụ dưới hình thức công vụ đối với công dân. Đây là công việc hàng ngày thường xuyên và liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được pháp luật hành chính điều chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy, các hoạt động của đơn vị phải đảm bảo tính liên tục, ổn định để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào. Và phải thích ứng với xu thế của thời đại, đáp ứng được những nhiệm vụ kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới.
- Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao: Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao là một bắt buộc đối với hoạt động QLNN của các cơ quan HCNN. Hoạt động QLHC có nội dung phức tạp và đa dạng đòi hỏi các công chức phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công vụ. Chính vì thế năng lực chuyên môn và năng lực quản ý của công chức phải là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tuyển chọn.
- Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ: Các cơ quan chuyên môn phụ thuộc vào sự kiểm tra giám sát thường xuyên của cấp trên. Mỗi cơ quan, mỗi người công chức hoạt động trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Mỗi cơ quan, mỗi công chức thực hiện luật pháp và mệnh lệnh của cấp trên trong khuôn khổ phân công phân cấp, đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Tính không vụ lợi: Các cơ quan chuyên môn có nghĩa vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân vì vậy không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận,