Hoạt động dịch vụ NHBL của các ngân hàng nước ngoài tại Việt nam

Một phần của tài liệu 0947 nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NH bán lẻ của NHTMCP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 42)

1 .2Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM

1.4.3 Hoạt động dịch vụ NHBL của các ngân hàng nước ngoài tại Việt nam

nam

Trong số các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, có thể nói ANZ là ngân hàng thành cơng nhất trong lĩnh vực dịch vụ NHBL.

Theo tạp chí The Asian Banker, ANZ được Tạp chí này trao giải NHBL tốt nhất Việt Nam trong các năm 2003, 2004, 2007 và 2008; ACB đoạt giải này vào năm 2005 và năm 2006 là HSBC, năm 2009 là Sacombank. The Asian Banker trao giải này dựa trên tiêu chí là ngân hàng đã tạo được doanh thu bán lẻ tăng vọt và dẫn đầu tất cả các ngân hàng tại Việt Nam về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tăng trưởng về số lượng khách hàng.

Kinh nghiệm từ ANZ cho thấy:

- Chất lượng dịch vụ được nâng cao và thời gian chấp thuận các khoản tín dụng ngắn hơn giúp ngân hàng ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý cơng việc

ưu việt

hơn so với các ngân hàng khác.

- ANZ cũng xây dựng được hệ thống kiểm sốt rủi ro rất thành cơng và đây cũng là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. ANZ đã phát triển

đội ngũ tư vấn để hỗ trợ trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường trong một

số lĩnh

vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.

- Ngồi ra, ANZ cũng không ngừng giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cập nhật nhất như: Tài khoản Thông minh, Tài khoản Đắc lợi Trực tuyến cho

các khách hàng Việt Nam. Cùng với việc đầu tư lớn vào quản trị rủi ro, ngân hàng

này đã triển khai nhiều quy trình và hệ thống mới. Bất chấp lạm phát cao, tăng trưởng

Nhiều NHTM của Việt Nam đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu hoặc phát triển song song cả dịch vụ ngân hàng bán buôn lẫn ngân hàng bán lẻ (BIDV, VCB, Vietinbank) song những ngân hàng này vẫn chưa thể được công nhận là ngân hàng bán lẻ tốt nhất. Các NHTM trong nước liên tục tạo thêm các tiện ích mới của các sản phẩm dịch vụ cộng với việc mở rộng các kênh phân phối truyền thống lẫn phi truyền thống nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của dịch vụ NHBL trong tương lai. Song do tính dễ bắt chước của các sản phẩm, dịch vụ nên hầu hết các ngân hàng đều có danh mục sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau, chưa tạo được sự khác biệt trong cung cấp dịch vụ NHBL đến khách hàng.

Trong khi các ngân hàng trong nước cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển dịch vụ NHBL các Ngân hàng nước ngoài lại đang mở rộng sân chơi bán lẻ tại chính thị trường này. Ví dụ điển hình là việc Ngân hàng Standard Chartered mở NHBL tại TP. HCM vào tháng 6/2007, tiếp tục khai trương chi nhánh thứ hai tại Hà Nội vừa qua cùng với việc không ngừng bổ sung nhân viên và mở thêm các chi nhánh, máy ATM. Standard Chartered nhận được Giải thưởng Dịch vụ tài chính bán lẻ xuất sắc nhất năm 2007 của Tạp chí Asian Banker và Retail Banker International bình chọn là NHBL tốt nhất châu Á năm 2008. Rõ ràng, với kinh nghiệm hoạt động tại hơn 70 quốc gia và sự am hiểu thị trường trong nước, việc những ngân hàng lớn như Standard Chartered mở ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và tham gia sâu rộng vào lĩnh vực này sẽ mang lại một bức tranh mới cho khu vực NHBL. Mạng lưới rộng khắp tại khu vực và trên khắp thế giới còn cho phép ngân hàng này tích cực trong vai trị cầu nối cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tiếp cận thị trường mới và các đối tác nước ngoài.

Một xu hướng khác là các ngân hàng đang có xu hướng liên kết với những đối tác chiến lược nhằm cung cấp được những dịch vụ có tính cạnh tranh cao, phát triển thành những tập đồn tài chính bán lẻ đa năng. Ví dụ:

- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã bán thêm 5% cổ phần cho Ngân hàng Pháp BNP Paribas (BNPP) để tăng vốn điều lệ từ 1.475 tỉ đồng lên 2.000 tỉ đồng, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của BNPP trong OCB từ 10 lên 15% - là bước đi tạo tiền đề để OCB tiếp tục tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng trong năm 2010 và củng cố mục tiêu trở thành một NHBL hiện đại và năng động. Đích ngắm mà OCB

hướng đến sau khi bán thêm 5% cổ phần cho BNPP là phát triển thành NHBL với khách hàng chủ đạo là các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Standard Chartered tiếp tục hỗ trợ đầu tư vào đối tác là Ngân hàng ACB (ngân hàng này đã bán 8,56% cổ phần cho Standard Chartered vào năm 2005) để phát triển thành NHBL đa năng, đồng thời tiếp tục liên kết với nhiều đối tác chiến lược khác. Đây chính là cơ sở để Standard Chartered đẩy mạnh phát triển hệ thống NHBL trên thị trường Việt Nam.

Sự xuất hiện của những ngân hàng lớn, có kinh nghiệm vào thị trường NHBL sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại trong nước. Cũng vì thế, cạnh tranh sẽ là khơng tránh khỏi và quan trọng hơn, nó có thể tạo ra áp lực cần thiết để các ngân hàng trong nước nỗ lực hơn nữa nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ, cũng như các gói sản phẩm của nước ngồi. Quá trình mở rộng của những ngân hàng nước ngồi và hội nhập quốc tế chắc chắn sẽ đặt ra những chuẩn mực mới cao hơn cho dịch vụ NHBL tại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Theo các chuyên gia trong và ngoài nước: “Thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam rất hấp dẫn’. Chính vì thế, mục tiêu của các NHTMCP nói chung và VCB nói riêng là “Làm thế nào để có thể cung cấp các dịch vụ NHBL đa dạng nhất, tốt nhất, có thể giữ vững và phát triển thị phần trong mảng dịch bụ bán lẻ?’ Thơng qua tìm hiểu tổng quan về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, dịch vụ NHBL, cũng như kinh nghiệm của các NH khác trên thế giới về lĩnh vực này, chương 1 của luận văn có thể xem là một tiền đề quan trọng để có thể đi sâu phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của VCB trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA

NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Khái quát về NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 0947 nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NH bán lẻ của NHTMCP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w