Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0947 nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NH bán lẻ của NHTMCP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 114 - 119)

1 .2Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM

3.3 Kiến nghị

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong định hướng chiến lược cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của NHTM. Theo Luật các tổ chức tín dụng thì các NHTM VN có thể thực hiện được rất nhiều dịch vụ

ngân hàng. Để các NHTM có thể đa dạng hóa nghiệp vụ bán lẻ, đề nghị NHNN: - Xây dựng NHNN Việt Nam trở thành một NHTWhiện đại

Năm 2003 luật NHNN Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng khơng có gì ảnh hưởng tới mơ hình của NHNN Việt Nam. Những hạn chế của mơ hình này đã tác động tới quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì vậy phải tiếp tục sửa đổi luật NHNN Việt Nam để mơ hình NHNN Việt Nam phải là một NHTW thật sự, thích hợp với một quốc gia có nền kinh tế thị trường hội nhập.

- Hồn thiện quy định về qui trình nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng

Các quy định điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện nay do nhiều cấp ban hành, bao gồm các nghị định của Chính phủ, quyết định, thơng tư hướng dẫn của NHNN và các quy định, quy trình nghiệp vụ của các NHTM. Nhìn chung, cơ sở pháp luật về dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn thiếu nhiều quy định cần thiết, nhiều quy định thiếu cụ thể và khơng thích hợp. Điều này địi hỏi phải sớm

- 101 -

điều chỉnh, tiến tới hình thành mơi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất giữa các loại hình dịch vụ.

- Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng

NHNN cần đi trước một bước trong việc hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng. Tập trung đầu tiên, mạnh mẽ vào cơng tác thanh tốn không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và cơng cụ thanh tốn.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng. Trong lĩnh vực này, Cục Công nghệ tin học ngân hàng có vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ và sản phẩm phần mềm tiên tiến trên thị trường trong và ngoài nước để tư vấn, định hướng cho các NHTM.

- Duy trì vai trị định hướng chiến lược và chỉ đạo sát sao quá trình triển khai dịch vụ NHBL của các NHTM

Để các dịch vụ ngân hàng hiện đại đi vào đời sống dân cư, tạo thói quen giao dịch qua ngân hàng cho tồn xã hội thì từng NHTM riêng lẻ khơng thể làm được mà phải có những chính sách tổng thể của NHNN. NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ NHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mơ, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hịa trong tồn ngành, tránh tình trạnh “ mạnh ai nấy làm” nhưng vẫn đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp các NHTM cập nhật những thơng tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí. Ví dụ, trong lĩnh vực thẻ cần thành lập Hiệp hội thẻ Việt Nam trực thuộc NHNN như một tổ chức quản lý, một trung tâm thanh toán giữa các ngân hàng. Vậy, Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng phải phát huy vai trị của mình để đảm bảo quyền quản lý nhà nước duy nhất về hoạt động tiền tệ, tín dụng của NHNN.

- Bổ sung, hồn thiện các chính sách, cơ chế, thúc đẩy ứng dụng và triển khai các nghiệp vụ ngân hàng mới

- 102 -

Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước, cần nhanh chóng xây dựng hồn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn các NHTM thực hiện, vừa không trái pháp luật, vừa tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động trong xu hướng hội nhập quốc tế. Văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển cơng nghệ, hoặc ít nhất phải được sửa đổi kịp thời cho phù hợp tốc độ phát triển công nghệ, đảm bảo an toàn cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Ban hành cơ chế về quản lý dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện phát triển hệ thống dịch vụ bán lẻ của các NHTM. Giao quyền cho các NHTM quyết định các loại dịch vụ cần thu phí theo nguyên tắc thương mại chứ NHNN khơng nên ban hành biểu phí dịch vụ làm mất tính cạnh tranh.

- 103 -

KẾT LUẬN

Việt Nam với dân số hơn 85 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM, thị trường này sẽ phát triển mạnh trong tương lai do tốc độ tăng thu nhập và sự tăng trưởng của các loại hình doanh nghiệp. Các NHTM đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Trước áp lực cạnh tranh và nhiều ngân hàng nước ngồi đang có ý định thâm nhập vào thị trường Việt Nam dưới hình thức ngân hàng 100% vốn nước ngồi, các NHTM Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Điều này đòi hỏi từng ngân hàng phải có phương án phát triển bài bản. VCB tiếp cận với lĩnh vực bán lẻ bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh từ lĩnh vực bán buôn vốn đã rất thành cơng. Cách tiếp cận này ít nhiều có những hạn chế nhất định bởi tư duy và kinh nghiệm bán bn và bán lẻ rất khác nhau. Vì vậy, việc tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ NHBL đối với VCB là một việc làm rất cần thiết. Trước những yêu cầu thực tế khách quan, kết hợp với các biện pháp nghiên cứu linh hoạt, tác giả đã thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra:

- Một là, khái quát về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và dịch vụ NHBL - Hai là, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ NHBL của VCB

- Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NHBL của VCB.

Với một số giải pháp được đề xuất trong luận văn, tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé để phát triển hơn nữa dịch vụ NHBL tại VCB. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các chun gia cùng tồn thể bạn đọc để có thể hồn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình. Xin chân thành cám ơn!

- 104 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Frederic Minshkin (1994), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học Kỹ thuật, Hà nội.

2. PGS- TS Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB ĐH KTQD Hà nội.

3. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (2005, 2006, 2007, 2008, 2009),

Báo cáo thường niên, Hà nội.

4. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (2005, 2006,2007,2008, 2009), Báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hà nội.

5. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia 6. ThS. Lê Thị huyền Diệu (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân

hàng bán lẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

7. TS. Phạm Huy Hùng (2005), Giải pháp phát triển và nâng cao sức

cạnh tranh của Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

8. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Viện kinh tế học (2003), Lịch sử

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank 1963-2003, Nhà xuất

bản chính trị quốc gia

9. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo hoạt động thanh toán thẻ

năm 2005 đến 2009.

10.Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2003), Các tài liệu về chiến lược

phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đến năm 2010.

11.Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2009), Hội nghị tập huấn ngân

- 105 -

12.PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các Ngân

hàng thương mại trong xu thế hội nhập, Nhà xuất bản Lý luận chính trị.

13.Tạp chí Ngân hàng và tài chính tiền tệ 2007, 2008, 2009

14.Từ điển Ngân hàng và Tin học (1996), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 15.Thông tin trên các trang Web:

http: / /www.mofa.gov.vn http://www.mot.gov.vn http://www.sbv. gov.vn http: / /www.vietcombank.com.vn http://www.vneconomy.net http://www.techcombank.com.vn http: //www.dongabank.com . vn http: / /www.sacomcombank.com.vn http: / /www.standardcharteredbankcom.vn http: / /www.hsbc.com.vn - 106 -

Một phần của tài liệu 0947 nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NH bán lẻ của NHTMCP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 114 - 119)