Mục tiêu cụ thể cho lĩnh vực dịch vụ NHBL đến năm 2015

Một phần của tài liệu 0947 nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NH bán lẻ của NHTMCP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 98)

- Phát triển và mở rộng thị phần của VCB trong thị trường NHBL:

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong những năm gần đây và triển vọng trong những năm tới, thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ liên tục mở rộng.

- 83 -

người tiêu dùng, tạo điều kiện để phát triển các công cụ thanh toán hiện đại như séc, thẻ.... CNTT tiến bộ với tốc độ cao thúc đẩy thương mại điện tử và nhu cầu thanh toán điện tử. Xu hướng đó tạo cơ hội cho VCB mở rộng và phát triển thị trường cung ứng dịch vụ.

Cần chú trọng mở rộng thị trường theo khu vực: mở rộng mạng lưới chi nhánh ngân hàng truyền thống tạo cơ sở thu hút khách hàng mới ở những khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, vùng đông dân cư. Đồng thời với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh truyền thống, có kế hoạch tiếp thị tại các trung tâm thương mại, siêu thị, hộ kinh doanh, khu vui chơi giải trí, khách sạn, doanh nghiệp lớn, trường đại học..., mở rộng dịch vụ trả lương qua tài khoản, phát hành thẻ cho cán bộ nhân viên của họ, thiết lập các kênh phân phối hiện đại như đặt máy ATM, mở thêm các điểm giao dịch POS, xây dựng các ngân hàng tự động, mở rộng hoạt động Internet Banking, đặt mục tiêu dài hạn để hệ thống ngân hàng tự động của VCB chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. ưu tiên phát triển dịch vụ tại các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ, Hải Phòng, Huế, Vũng Tàu... là những nơi có tiềm năng mở rộng và cơ sở khách hàng hiện tại lớn nhằm mở rộng cơ sở chấp nhận các phương tiện thanh toán KDTM tạo điều kiện mở rộng phạm vi sử dụng các phương tiện đó.

- Mở rộng số lượng khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu:

Cần xác định mục tiêu mở rộng các nhóm khách hàng khác nhau với những chiến lược sản phẩm và cách tiếp cận khác nhau. Việc phân loại khách hàng, xác định mục tiêu mở rộng thị trường theo nhóm khách hàng có ý nghĩa quan trọng giúp VCB nâng cao năng lực cạnh tranh và thành công trên thị trường. Khai thác tiềm năng sử dụng dịch vụ của số khách hàng hiện có sẽ tạo ra nguồn thu lớn cho VCB. VCB hiện đang có gần 5 triệu khách hàng cá nhân tập trung phần lớn ở các tỉnh, thành phố lớn, đa số có trình độ học vấn cao, có điều kiện tiếp xúc với công nghệ tiên tiến, thu nhập cao hoặc trung bình. Vì vậy, có thể khai thác tiềm năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng của đối tượng khách hàng này nhằm tăng thu phí dịch vụ, sử

- 84 -

dụng nguồn vốn huy động được phục vụ nhu cầu của chính các khách hàng này đồng thời tạo mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng và số lượng khách hàng sẵn có. Cơ sở khách hàng hiện tại cho phép VCB xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của VCB là những khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên, có khả năng sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ ngân hàng với hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt. Lượng tiền kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng tăng, trong đó lượng kiều hối chuyển qua hệ thống VCB chiếm trên 15% tạo cho VCB thế mạnh có thể khai thác để phát triển toàn diện các dịch vụ ngân hàng cá nhân như tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền và cho vay. Theo thống kê, 10% dân số có thu nhập cao nhất Việt Nam chiếm 35% thu nhập và tiêu dùng. Hơn 8 triệu người có thu nhập cao thật sự là một thị trường tiềm năng cho các ngân hàng kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam. Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phân hóa khoảng cách giữa người giàu và người nghèo tăng lên, trong đó bộ phận dân cư có thu nhập cao ngày càng tăng về số lượng và chất lượng mở ra tiềm năng cho VCB trong việc mở rộng đối tượng khách hàng này.

Một phần của tài liệu 0947 nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NH bán lẻ của NHTMCP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w