Mảng chuyển tiền nước ngoài về Việt nam

Một phần của tài liệu 0947 nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NH bán lẻ của NHTMCP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75)

1 .2Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM

2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ của NHTMCP Ngoại Thương

2.3.2.4 Mảng chuyển tiền nước ngoài về Việt nam

Mạng lưới ngân hàng đại lý là một trong những thế mạnh nổi trội của VCB tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các hoạt động ngân hàng quốc tế của VCB so với các ngân hàng trong nước khác. Đây cũng là lợi thế giúp cho VCB phát triển mảng chuyển tiền nước ngoài Việt nam. VCB vẫn dẫn đầu về doanh số và thị phần chi trả kiều hối với một khoảng cách không xa so với ngân hàng liền kề. Mặc dù đang dẫn đầu nhưng nguy cơ bị vượt khá cao.

Biểu 2. 4: Doanh số chuyển tiền kiều hối năm 2009 của các ngân hàng

STT NH thành viên hội thẻ Số lượng thẻ phát hành đến 31/12/2008 Số lượng thẻ phát hành đến 31/12/2009 Doanh số sử dụng năm 2009 Doanh số thanh toán năm 2.3.2.5 Dịch vụ thẻ

Hoạt động kinh doanh thẻ là một rong những thế mạnh nổi bật của VCB. Là ngân hàng luôn dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trường Việt Nam, tính đến hết 31/12/2009, số lượng thẻ quốc tế do VCB phát hành chiếm 34%, thẻ nội địa chiếm 19% và doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB chiếm 53% thị phần thẻ trên tồn thị trường. Bên cạnh đó, VCB cịn có một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng, phong phú với nhiều tính năng phù hợp với nhu cầu thị trường. Hiện tại, VCB tiếp tục là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán 7 thương hiệu thẻ quốc tế là Visa, Mastercard, Amex, Diners, JCB, CUP và DiscoverCard. Đặc biệt, VCB là ngân hàng độc quyền thanh toán thẻ Amex trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, thương hiệu VCB Connect24 của VCB đã được bình chọn Thương hiệu quốc gia và được trao tặng Giải thưởng Sao vàng Đất Việt.

Hiện tại thị phần về mảng dịch vụ thẻ của VCB vẫn cách đối thủ liền kề một khoảng cách khá xa. Tuy nhiên, lĩnh vực thẻ đã và đang là lĩnh vực mà nhiều ngân hàng quan tâm và phát triển, vì vậy, nếu khơng đầu tư liên tục về nhân lực, cơng nghệ và nguồn lực tài chính, hoạt động kinh doanh thẻ của VCB sẽ nhanh chóng bị các đối thủ đuổi kịp.

Tổng số thẻ Thẻ nội địa Thẻ quốc tế Tổng số thẻ Thẻ nội địa + thẻ khác Thẻ quốc tế 1 VCB 3.365.385 3.071.73 7 293.648 4.335.62 8 3.854.650 480.978 100.827.775 567,04 2 Agribank 2.101.666 2.082.15 0 19.516 4.235.72 1 4.193.236 42.485 41.083.05 0 12,47 3 BIDV 1.510.244 1.510.18 8 56 1.856.70 0 1.850.000 6.700 39.178.99 7 17,78 4 Vietinbank 2.800.380 2.787.14 0 13.240 3.070.34 5 3.049.845 20.500 42.580.14 3 70,215 5 Sacombank 315.096 223.325 91.771 415.668 282.966 132.702 6.454.350 50,66 6 ACB 397.409 95.402 302.007 507.814 143.110 364.704 7.087.703 145 7 Techcombank 601.844 458.328 143.416 831.461 721.739 109.722 7.178.610 18,52 8 Đông Á bank 2.440.918 2.438.21 9 2.699 4.015.35 8 4.010.212 5.146 64.036.37 5 30,14

(theo báo cáo của hiệp hội thẻ năm 2009)

- 65 -

2.3.3 Năng lực công nghệ

VCB coi hạ tầng công nghệ thông tin là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. Với tầm quan trọng của các hoạt động thanh toán quốc tế và vốn cũng như cơ sở dữ liệu khách hàng lớn và phức tạp của VCB, VCB đã chủ động phát triển nền tảng CNTT hiện đại có khả năng hỗ trợ tối đa các hoạt động ngân hàng.

Trung tâm Công nghệ thông tin do Giám đốc Trung tâm lãnh đạo, thuộc Hội sở chính, bao gồm 6 phịng chức năng độc lập theo sơ đồ nêu trên. VCB có 60 cán bộ tin học tại Hội sở chính và gần 200 cán bộ tin học tại các chi nhánh. Hàng năm VCB đầu tư khoảng 20-30 triệu USD cho phần cứng và các giải pháp cơng nghệ.

Cơ sở hạ tầng

VCB có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại và đồng nhất. Mạng lưới công nghệ của VCB được kết nối với nhau qua hệ thống mạng WAN, tập trung tại 02 trung tâm miền là Hà Nội (trụ sở chính ) và TP Hồ Chí Minh (VCB Hồ Chí Minh). Hai trung tâm miền được kết nối với nhau thông qua hệ thống đường truyền tốc độ cao (2 x 34MB), vận hành theo phương thức phân tải và dự phòng. Các đường truyền này do các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam cung cấp.

Hiện tại, ngồi hệ thống dự phịng CNTT tại chỗ, VCB đã xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm dự phòng CNTT đặt tại địa chỉ 519 Kim Mã - Hà Nội. Với hệ thống dự phòng như trên, hệ thống CNTT của VCB được đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định trong trường hợp có sự cố đối với hệ thống chính (kể cả sự cố có tính phi cơng nghệ như thiên tai, hỏa hoạn...).

Các ứng dụng quan trọng và hệ thống cơ sở dữ liệu của VCB chủ yếu vận hành trên các máy chủ IBM thuộc dòng sản phẩm iSeries (model 570 và 830) và PSeries (model 650). Các ứng dụng còn lại được vận hành trên các máy chủ IntelBase (PC Server).

- 66 -

Hệ thống ứng dụng của VCB được xây dựng trên hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, bao gồm:

- Hệ thống ngân hàng lõi (core Banking)

- Hệ thống thẻ (thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế) - Hệ thống tài trợ thương mại (Trade Finance) - Hệ thống kinh doanh vốn (Treasury)

- Hệ thống chuyển tiền (Remittance)

- Hệ thống thương mại điện tử (Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking).

Các dịch vụ của VCB bao gồm dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ phát triển trên nền tảng kỹ thuật, đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng đặc biệt là các dịch vụ thương mại điện tử và giao dịch trực tuyến.

Về vấn đề bảo mật, hệ thống CNTT thường xuyên được giám sát, đánh giá và tư vấn bởi các đối tác là các chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực bảo mật để đảm bảo tính an tồn và liên tục của hệ thống.

2.3.4 Giá cả dịch vụ

Phương châm là thu ít của một khách hàng, nhưng nhiều khách hàng sẽ mang lại hiệu quả lớn cho ngân hàng. VCB thực hiện phân loại khách hàng thành nhiều nhóm dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như:

- Nhóm khách hàng lớn được đánh giá theo các tiêu thức về số dư tiền gửi, tiền vay và khối lượng giao dịch thanh toán qua ngân hàng và dành cho khách hàng

các lãi suất tiền gửi, tiền vay ưu đãi hơn so với các ngân hàng và khách hàng khác.

- Nhóm khách hàng thường xuyên là những thường xuyên sử dụng dịch vụ và sản phẩm của VCB

- 67 -

Trên cơ sở đó VCB xây dựng mức phí hợp lý cho từng nhóm khách hàng.

Để có cơ sở xác định hợp lý lãi suất tiền gửi ưu đãi, hợp lý VCB đã tiến hành điều tra mức lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng khác rồi định ra mức lãi suất hấp dẫn cho các khách hàng của mình. VCB áp dụng nhiều mức lãi suất ưu đãi cho khách hàng đối với số dư tiền gửi khác nhau. Như vậy cơ chế xác định lãi suất tiền gửi ưu đãi tại VCB là hết sức linh hoạt. Ngồi ra, VCB cịn áp dụng hình thức cạnh tranh thơng dụng là việc áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi. Căn cứ vào lãi suất Libor (3 hoặc 6 tháng) trên thị trường quốc tế và lãi suất huy động vốn, VCB xác định lãi suất cho vay ưu đãi cho khách hàng trên nguyên tắc vừa đảm bảo sức cạnh tranh, vừa có lãi. Nhiều khách hàng tìm chọn ngân hàng giao dịch có mức phí rẻ, nên VCB thường tìm cách hạ phí dịch vụ thấp hơn những ngân hàng khác để làm công cụ cạnh tranh. Các loại phí khách hàng thường quan tâm tới là phí chuyển tiền, phí rút tiền, lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Nhìn chung, so với các ngân hàng thì VCB có mức phí, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi thấp từ đó ảnh hưởng tới việc huy động vốn. Khách hàng thường bỏ đi khi so sánh lãi suất tiền gửi của VCB với các NHTM cổ phần.

2.3.5 Nguồn lực, quản trị và điều hành

Tính đến thời điểm 31/12/2009, số lao động thực tế sử dụng của VCB là 10.340 người (không bao gồm lao động cử đi học, lao động tạm hỗn HĐLĐ, lao động nghỉ khơng lương, lao động công ty TNHH Cao ốc VCB 198 và lao động cơng ty Vinafico Hong Kong) trong đó 75% có bằng đại học, 5,3% có bằng trên đại học. Chất lượng nhân viên được kiểm soát từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc. Cán bộ sau khi tuyển dụng sẽ được bố trí theo nguyên tắc “đúng người, đúng vị trí”. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng của cơng tác tuyển dụng, bố trí nhân sự phù hợp, VCB cũng khơng ngừng rà soát, tạo điều kiện để cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các các kỹ năng thơng qua các chương trình, kế hoạch đào tạo trong và ngoài nước.

- 68 -

Đối với các mảng hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu, mang tính hệ thống như tín dụng, thanh tốn XNK, thẻ, kho quỹ, ngoại ngữ, bán lẻ ... VCB thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trên tồn hệ thống đảm bảo tính nhất qn, chuẩn hố trong hoạt động nghiệp vụ. Qua các khố đào tạo này đã giúp cho VCB có được một đội ngũ cán bộ có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường kinh doanh hiện đại, có tính hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Nguồn nhân lực của VCB trong thời gian qua đã và đang không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự trong q trình cổ phần hóa và tiến tới thành lập một Tập đồn tài chính đa năng. Hàng năm, VCB tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chun ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập sắp tới. Ngồi ra, VCB cịn chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảo sát trong và ngồi nước. Do đó, VCB đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình qn trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối tồn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với mơi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.

2.3.6 Danh tiếng, uy tín, mạng lưới chi nhánh và quan hệ ngân hàng đại

về danh tiếng và quan hệ ngân hàng đại lý: VCB là một thương hiệu có bề

dày truyền thống, được người biết và nhớ đến. VCB là một trong những ngân hàng giữ vai trò chủ đạo và chiếm thị phần lớn về mảng ngân hàng bán buôn trên thị trường. Trong nhiều năm liên tiếp, VCB đã được các tổ chức có uy tín trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Vị thế của VCB theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Standard & Poor’s (S&P).

Ngày 30/12/2009, công ty xếp hạng quốc tế Standard & Poor's (S&P) đã công bố báo cáo xếp hạng cập nhật Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Theo đánh giá của S&P, xếp hạng tín dụng của VCB bằng mức trần xếp hạng tín nhiệm quốc

- 69 -

gia đối với Việt Nam. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam. Trong báo cáo, S&P nhấn mạnh vị thế quan trọng của VCB trên thị trường Việt Nam và khả năng chắc chắn sẽ nhận được hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ Chính phủ trong trường hợp cần thiết.

về mạng lưới chi nhánh: VCB khơng có thế mạnh về mạng lưới so với các

ngân hàng nội địa khác như Agribank, Vietinbank, BIDV... Có thể thấy rõ ở hình sau:

Biểu 2. 5: Mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng

(đơn vị: chi nhánh và phịng giao dịch)

(nguồn: báo cáo tài chính các ngân hàng)

Tuy nhiên, với chủ trương phát triển theo mơ hình Tập đồn tài chính đa năng VCB đang tiến hành mở rộng mạng lưới với 1 Hội sở chính, 1 Sở Giao dịch, 69 chi nhánh (trong đó có 05 Chi nhánh có quyết định thành lập trong năm 2009 chính thức hoạt động từ 09/01/2010), 248 Phòng Giao dịch, 01 Trung tâm đào tạo, 03 công ty con trong nước, 01 cơng ty Tài chính ở Hong Kong, 04 cơng ty liên doanh, 02 cơng ty liên kết..

- 70 -

Ngồi các kênh phân phối truyền thống thực hiện giao dịch tại quầy, VCB còn mở rộng các kênh phân phối hiện đại qua dịch vụ ngân hàng điện tử .

VCB là ngân hàng có mạng lưới POS lớn nhất với 9700 máy đang hoạt động chiếm 26,49 thị phần, mạng ATM có 1483 máy chiếm 15,3% .

Tuy nhiên, mạng lưới của VCB vẫn chưa phủ sóng trên diện rộng (ít nhất trong số các NHTM NN), các kênh phân phối hiện đại còn hạn chế do cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp, khả năng gắn kết của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với khách hàng, nhất là các doanh nghiệp còn kém, trong khi giao dịch qua mạng và thanh toán trực tuyến sẽ là phương thức giao dịch phổ biến trong nền kinh tế hiện đại.

Trên cơ sở phân tích 6 chỉ tiêu trên có thể chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong lĩnh vực NHBL của VCB như sau:

* Điểm mạnh

- Thương hiệu mạnh, có uy tín và độ tín nhiệm cao;

- Ban lãnh đạo có kinh nghiệm quản lý, nhạy bén với thị trường;

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng được đánh giá là có trình độ và kinh nghiệm tương đối cao so với mặt bằng chung của toàn ngành;

- Hoạt động ngoại hối và dịch vụ thẻ mạnh nhất Việt Nam; - Mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất quốc gia;

- Định hướng kinh doanh rõ ràng: “Trở thành một tập đồn tài chính đa năng”.

* Điểm yếu

- Năng lực tài chính, qui mơ cịn nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực; - Nguồn lực Công nghệ thông tin của Ngân hàng dù đã được chú ý đầu tư và

nâng cấp tuy nhiên vẫn còn thiếu cả về nhân lực và máy móc thiết bị;

- Lịch sử nhiều năm là một ngân hàng thương mại quốc doanh với nhiều thói quen hoạt động chưa hiệu quả cần thời gian để thay đổi;;

- Mạng lưới phục vụ để dịch vụ cho hoạt động NHBL cịn ít, mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn.

- 71 -

- Nền tảng phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam; Chính phủ cam kết tự do hóa thị trường ngân hàng;

- Việt nam là một thị trường tiềm năng cho hoạt động ngân hàng bán lẻ với hơn 85,789,573 dân (theo kết quả cuộc tổng diều tra dân số năm 2009), năm 2010 dự kiến là 87 triệu dân vói tỷ lệ dân cư thành thị là 35%. Dự báo đến năm 2020 dân số Việt nam sẽ là 100 triệu dân với 50% dân cư thành thị

- Chính sách của Chính phủ trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán thúc đẩy nhu cầu và thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng của người dân;

- Theo chu kỳ phát triển, sau khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cần bổ sung thêm vốn để truy trì và phát triển.

* Thánh thức

- Việt Nam chính thức gia nhập WTO dẫn đến cạnh tranh khốc liệt trong thị trường tài chính ngân hàng cũng như tình trạng rị rỉ chất xám trầm trọng; - Yêu cầu về luật định và giám sát hoạt động ngân hàng sẽ chặt chẽ hơn theo

các thông lệ quốc tế tối ưu;

- Cạnh tranh mạnh về vốn và cạnh tranh về huy động tiền gửi ngày càng tăng; - Sự bùng nổ của thị trường chứng khốn dẫn đến những thay đổi lớn trong

thói quen đầu tư của khách hàng cũng như sự dịch chuyển các luồng vốn ra

Một phần của tài liệu 0947 nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NH bán lẻ của NHTMCP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75)