1 .2Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM
2.1.1 Lịch sử phát triển
Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt nam (VCB VN) được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ cục Quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt nam). Theo quyết định nói trên, VCB VN đóng vai trị là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các NHNNg, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa. Ngồi ra, VCB VN cịn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 01 tháng 04 năm 1963 là ngày thành lập chính thức của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ký quyết định số 286/QĐ- NH5 thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam theo mơ hình Tổng cơng ty Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 90/Ttg ngày 07 tháng 03 năm 1994 theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình phát triển của VCB VN chia làm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1963-1975
Trong giai đoạn này, VCB VN đã hoàn thành nhiệm vụ đối nội và đối ngoại được Nhà nước giao phó là tiếp nhận viện trợ nước ngồi phục vụ cho cơng cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chuyển tiền phục vụ cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam.
Sau ngày giải phóng miền Nam, VCB VN đã tham gia tiếp quản các ngân hàng cũ, hoàn tất các thủ tục pháp lý, thực hiện quyền vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định quyền sở hữu về tài sản quốc gia đối với các tài sản là hàng hố, ngoại tệ hiện đang ở bên ngồi.
Giai đoạn 1990 đến 2000
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 403/CT chuyển VCB VN theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng thành NHTMNN lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương. Cùng với việc ban hành Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Cơng ty tài chính, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam được chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTMNN hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hình NHTM và các tổ chức tài chính khác.
Giai đoạn 2000 đến nay: Giai đoạn tái cơ cấu
Thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương Việt nam được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng của hệ thống NHTM Việt Nam. VCB là một trong những thành viên đầu tiên của hiệp hội ngân hàng Việt nam và là thành viên của nhiều hiệp hội ngân hàng khác như hiệp hội Ngân hàng Châu Á, tổ chức thanh toán tồn cầu SWIFT, tổ chức thanh tốn thẻ quốc tế Visa, Master Card. Tới nay, VCB đã có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1450 ngân hàng và định chế tài chính tại 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi tồn cầu. Ngồi ra, VCB VN cịn là NHTM duy nhất tại Việt nam được tạp chí “ The Banker”- tạp chí ngân hàng uy tín trong giới tài chính quốc tế của Anh Quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt nam” liên tục trong 5 năm 2000-2004.
Năm 2007 mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của VCB với việc chuyển
đổi hoạt động sang cơ chế cổ phần. Thực hiện Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm cổ phần hố VCB, VCB đã tiến hành các thủ tục chuyển đổi từ ngân hàng 100% vốn nhà nước thành ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam thực hiện thành cơng mục tiêu cổ phần hố theo chỉ đạo của Chính phủ, tháng 12/2007 thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng với lượng phát hành 97,5 triệu cổ phiếu.
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam chính thức chuyển đổi từ NHTM nhà nước sang NHTM cổ phần theo quyết định số 138/GP-NHNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cơng ty cổ phần số 0103024468 ngày 2 tháng 6 năm 2008.
Sau cổ phần hóa VCB cơ cấu lại tổ chức hoạt động mơ hình cơng ty mẹ con trong đó ngân hàng thương mại giữ vai trò là mảng hoạt động kinh doanh chính và sẽ hoạt động như một cơng ty mẹ; các nhà đầu tư tham gia nắm giữ cổ phiếu của VCB có quyền lợi và trách nhiệm với VCB và cả với các doanh nghiệp VCB sở hữu, nắm quyền chi phối hoặc đầu tư vốn.
Cty TCH eng to∏3 VInaflcaHK ' "TTỹTTÌũỹSnTiãrĩ- VCB Mortey Transfer (Dự kiẾn lháfi?Ị tạp) Câng ty Thé(dự kiến mành ∣⅛p) Hoạt động tài chính
Mơ hình hoạt động của VCB hiện được chia thành các khối hoạt động chịu sự quản lý thống nhất từ Trung ương tới các chi nhánh như sau:
Kh⅛i Ngán háng Bi⅛'∏ tιuAιι Λ,hζτ⅛rju∣"e Business Group
I ~ ~Γ
Khɪii Kinh doanh ⅛⅛ □u⅛ lỹ Vfin T-4"∙-!∣!⅛ JΓ>- Λ Trrirling Cnoup Kr⅛ Ngàn háng BAri IA Rβ⅛il Business Gnoup Kh⅛i L>..∣≠Γ1 lỹ Rùi re và Xjữ lý Tái sãri' Ncr K⅛U Risk Management S- Irnpsited Assels Mngmt Group
Kh⅛i rail Ni3Hi SfJ Operaltnrial Group khéi r⅛i ∩h∣jrih Á KỊ 1∏⅛π Financial Group cac Bfi phạn HÒ ưcr khác: - 7CCBiDT - van Ph⅛∣g - Pháp phê - TTTTruyAn - CAng DÃAn ... 39
Chỉ tiêu Kế hoạch HĐQT giao Thực hiện 2009
Trên thực tế, VCB VN đang từng bước triển khai áp dụng mơ hình tổ chức nêu trên cũng như các mô thức quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất hiện nay.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, VCB VN đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm nên cùng với sự phát triển, cơ cấu tổ chức của VCB VN cũng có những thay đổi để phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình.