Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế cam ranh (Trang 96 - 101)

Cũng tương tự như bất kì đề tài nghiên cứu nào, luận văn này cũng có nhiều hạn chế.

Hạn chế về mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu chính thức của luận văn là 200

trong 3 tháng là khoảng 300 nghìn người, nên mức độ đại diện của mẫu nghiên cứu cịn thấp. Do đó, trong tương lai, các nhà nghiên cứu cần tăng kích thước mẫu lên nhằm đạt được độ tin cậy và đại diện cho tổng thể mẫu cao hơn.

Hạn chế về không gian nghiên cứu:Luận văn tập trung khảo sát các hành khách

đi và đến CHKQTCR tại nhà ga quốc nội. Vì vậy, trong hướng nghiên cứu tiếp theo, các nhà nghiên cứu cần nghiên cứu tại nhà ga quốc tế (T2) của CHKQTCR để phản ánh khách quan cho tổng thể mẫu.

Hạn chế về phương pháp chọn mẫu: Do hạn chế về thời gian thực hiện, luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Việc lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện dẫn đến số lượng hành khách chưa phân bố đồng đều giữa các chuyến bay. Để khắc phục yếu điểm này, các nhà nghiên cứu trong tương lai cần áp dụng phương pháp chọn mẫu theo chuyến bay để tính tốn tỷ lệ mẫu và xác định số lượng hành khách của từng chuyến theo các sân bay đi đến mang tính địa phương. Cách thức chọn mẫu theo chuyến bay sẽ đại diện tổng thể khách quan nhất.

Hướng nghiên cứu đề xuất tiếp theo: là khảo sát cả hành khách quốc tế trên các chuyến bay quốc tế đi và đến CHKQTCR; và mở rộng thêm các biến nghiên cứu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương này tổng kết các kết quả nghiên cứu đã đạt được. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các hàm ý quản trị giúp các nhà lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại CHKQTCR, góp phần thỏa mãn nhu cầu hành khách, từ đó gia tăng mức độ hài lịng của hành khách sử dụng dịch vụ tại đây.

Với đặc điểm của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đang phải đối diện với sự cạnh tranh ngày một gia tăng giữa các phương tiện vận tải trên địa bàn trong việc cung cấp dịch vụ vận tải đến nhiều đối tượng khách hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hàng không tại Cảng hàng không Cam Ranh để biết được yếu tố nào tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng. Đây là vấn đề hết sức cần thiết nhằm giúp

khách hàng đánh giá cao đồng thời khắc phục những nhân tố khách hàng đánh giá thấp nhằm đạt được sự hài lòng của khách hàng, nâng cao lòng trung thành của khách hàng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng.

Nghiên cứu mặc dù chỉ thực hiện trong phạm vi khảo sát khách hàng tại Cảng hàng không Cam Ranh nên kết quả nghiên cứu chưa thể làm đại diện cho các đơn vị cùng ngành, nhưng vẫn có thể sử dụng tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về chất lượng dịch vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tiếng Việt:

1. Quy định Phục vụ hành khách của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam năm 2012,

2. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học Marketing,

3. Nguyễn Thị Mai Trang (2006), “Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng siêu thị tại TP,HCM”, Tạp chí phát triển Khoa học và Cơng nghệ, tập 9, số 10 – 2006,

4. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005, 2007), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê,

5. Hà Thị Hớn Tươi (2008), Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của Công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, 6. Mai Kim Chi (2014), Đánh giá chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không Rạch

Giá, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang;

7. Bùi Tiến Trường (2018), Đánh giá chất lượng hài lòng của khách hàng tại Cảng hàng khơng Quốc tế Cát Bi – Hải Phịng, luận văn thạc sĩ, Đại học dân lập Hải Phòng;

8. Đoàn Nhã Trúc (2007), Khảo sát mức độ hài lòng của hành khách tại Nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Tp. HCM.

*Tiếng Anh:

9. Bell và ctv, 2005; Evanschitzky và Wunderlich 2005; Tuu và Olsen 2009, 10. Chen, C, F, (2008) Investigating structural relationships between service

quality, perceived value, satisfaction, and behavioral intentions for air passengers: Evidence from Taiwan, Transportation Research Part A, Vol, 42, 709-717,

11. Kotler, P,, & Keller, K,L, (2006), Marketing Management, Pearson Prentice Hall, USA, Kurt Matzler, Elmar Sauerwein & Kenneth Heischmidt (2003): Importanceperformance analysis revisited: the role of the factor structure of

customer satisfaction, The Service Industries Journal, 23:2, 112-129 To link to this article: http://dx,doi,org/10,1080/02642060412331300912,

12. Parasuraman, A,, Zeithaml, V, A & Berry, L, L, (1985), A concept model of service quality and its implications for future research, Journal of Marketing, 49 (Fall): 41 — 50,

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế cam ranh (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)