Nghiên cứu Đặng Thị Thùy Dương (2014), Các yếu tốảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafood F17,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang. Đề tài được sử dụng phương pháp định lượng số mẫu là 304 quan sát với 36 biến quan sát được sử dụng phần mềm SPSS để xử lý theo các bước thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Kết quả mô hình nghiên cứu gồm 03 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên theo thứ tự từ cao xuống thấp bao gồm: (1) Lãnh đạo; (2) Sự tự chủ; và (3) Đào tạo và phát triển.
Nghiên cứu Dương Xuân Vương (2019), Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang. Đề tài được sử dụng phương pháp định lượng số mẫu là 120 quan sát với 38 biến quan sát được sử dụng phần mềm SPSS để xử lý theo các bước thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Kết quả mô hình nghiên cứu gồm 04 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bao gồm: (1) Bố trí công việc và tiền lương, tiền thưởng; (2) Chính sách phúc lợi và đào tạo thăng tiến; (3) Phong cách lãnh đạo; và (4) Môi trường làm việc.
Phạm Duy Khanh (2020), Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề tài được sử dụng phương pháp định lượng số mẫu là 168 quan sát được sử dụng phần mềm SPSS để xử lý theo các bước thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Kết quả mô hình nghiên cứu gồm 07 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bao gồm: (1) Bản chất công việc; (2) Môi trường làm việc; (3) Lãnh đạo; (4) Đồng nghiệp; (5) Sự công nhận; (6) Thu nhập và phúc lợi; và (7) Cơ hội Đào tạo và thăng tiến.
2.5. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 2.5.1. Mô hình nghiên cứu