5. Bố cục luận văn
1.2.3. Nội dung công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội
1.2.3.1 Công tác phân cấp thực hiện chi Bảo hiểm xã hội
BHXH tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý, trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản và chi trả các chế độ trợ cấp một lần cho người lao động thuộc khối trực thu. BHXH huyện chịu trách nhiệm tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp một lần cho người lao động do BHXH huyện, thị quản lý thu và các trường hợp được BHXH tỉnh ủy quyền.
BHXH tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý; trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và chi trả các chế độ BHXH một lần khi bị TNLĐ – BNN, khi chết do TNLĐ - BNN cho NLĐ thuộc khối trực thu.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Bảo hiểm xã hội huyện chịu trách nhiệm tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và chi trả các chế độ BHXH một lần khi bị TNLĐ – BNN, khi chết do TNLĐ - BNN cho NLĐ do BHXH huyện, thành, thị quản lý thu và các trường hợp được BHXH tỉnh ủy quyền.
Hàng tháng BHXH các huyện, thành, thị tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn; chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định “Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi theo khoản 2 điều 14 nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ”
1.2.3.2 Quản lý đối tượng thụ hưởng, điều kiện hưởng và mức hưởng Bảo hiểm xã hội
Theo Điều 2, Luật BHXH và các văn bản dưới luật BHXH quy định thụ hưởng các chế độ BHXH được chia thành hai nhóm:
- Nhóm 01: Người lao động đang tham gia BHXH là những người đang trực tiếp tham gia BHXH, trong quá trình tham gia được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN. Đây là lực lượng lao động chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và cũng là nguồn chủ yếu đóng góp vào quỹ BHXH. đối tượng này nhìn chung trẻ, khỏe đang trong độ tuổi lao động và có tâm lý không muốn thuộc diện hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn, trừ trường hợp thai sản.
- Nhóm 02: Bao gồm những người đã tham gia BHXH cho đến khi đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng và thân nhân trong trường hợp người lao động đang tham gia hoặc đang hưởng thụ BHXH bị chết và nhân thân đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng. Nhóm này có tâm lý ngược với nhóm 01, chủ yếu là các đối tượng đã tham gia quá trình công tác, cống hiến cho xã hội, ở nước ta trong số họ nhiều người đã từng tham gia vào hai cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc và bảo vệ tổ quốc, nay nghỉ chế độ BHXH tuổi cao sức khỏe giảm, dễ mặc cảm và có yêu cầu được xã hội quan tâm, phục vụ.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Theo Luật BHXH, nước ta có 05 chế độ BHXH: - Chế độ trợ cấp ốm đau; thai sản.
- Chế độ trợ cấp TNLĐ-BNN. - Chế độ hưu trí, tử tuất.
Điều kiện hưởng và mức hưởng thực hiện theo Nghị Định số 152/2006/NĐ- CP ngày 27 tháng 12 năm 2006.
Nhìn chung, số lượng và nội dung các chế độ BHXH của nước ta đã được đông đảo người lao động tham gia hưởng ứng. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người lao động là được đảm bảo ổn định thu nhập khi gặp phải các rủi ro. Chẳng hạn như:
- Nếu người lao động bị ốm đau, tai nạn hoặc có con nhỏ dưới 6 tuổi bị ốm phải nghỉ việc (có xác nhận của cơ sở y tế) thì được hưởng chế độ ốm đau. Mức hưởng tối đa là 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề khi nghỉ việc.
Ngoài mức hưởng trên NLĐ sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung.
- Người lao động mang thai, sinh con, nuôi con nuôi hoặc thực hiện các biện pháp KHHGĐ được hưởng chế độ thai sản.
Mức hưởng của chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, …
-Người lao động bị TNLĐ hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp. Nếu sức khỏe giảm từ 5-30% thì hưởng trợ cấp một lần, còn bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức hưởng tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động.
- Người lao động khi về hưu nếu đóng đủ BHXH trên 20 năm, đủ thời gian công tác sẽ được hưởng hưu trí hàng tháng. Mức hưởng tối đa 75% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.
Đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu, có thể sẽ được trợ cấp một lần. Mức hưởng được tính theo số năm đã đóng, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
- Trong trường hợp, người lao động đang tham gia hoặc đang hưởng BHXH bị chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng phí. Mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài ra, thân nhân của người lao động còn được hưởng tiền tuất hàng tháng hoặc hưởng một lần.
1.2.3.3 Công tác Lập dự toán chi trả Bảo hiểm xã hội
Công tác lập dự toán
Việc lập dự toán chi trả các chế độ BHXH hàng năm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Dự toán chi chế độ BHXH bắt buộc phải phản ánh đầy đủ nội dung theo từng khoản, mục, loại đối tượng, mức hưởng, nguồn kinh phí (NSNN và quỹ BHXH).
- BHXH Việt Nam: Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, hàng năm BHXH Việt Nam hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán chi trả các chế độ BHXH với BHXH tỉnh; lập dự toán chi chế độ BHXH bắt buộc của ngành. Dự toán chi trả chế độ BHXH được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi trả chế độ BHXH đã được duyệt của BHXH các tỉnh (nếu có). BHXH Việt Nam sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để điều chỉnh kế hoạch cho BHXH tỉnh.
- BHXH tỉnh:Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, hàng năm BHXH tỉnh hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH huyện; lập dự toán chi chế độ BHXH bắt buộc cho đối tượng hưởng trên địa bàn tỉnh (mẫu số 1a-CBH, 1b-CBH). Dự toán chi chế độ BHXH bắt buộc được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi của BHXH các huyện và số chi trả trực tiếp tại BHXH tỉnh. Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXH tỉnh phải báo cáo, giải trình với BHXH Việt Nam để xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng.
- BHXH huyện: Theo hướng dẫn của BHXH tỉnh, hàng năm BHXH huyện lập dự toán chi chế độ BHXH bắt buộc cho đối tượng trên địa bàn huyện (mẫu số 1a- CBH, 1b- CBH). Trong năm thực hiện nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt BHXH huyện phải báo cáo, giải trình để BHXH tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí, kịp thời chi trả cho đối tượng hưởng.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Tổ chức chi trả
Tổ chức chi trả trợ cấp BHXH cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH thực hiện theo 02 phương thức: Chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp.
- Chi trả trực tiếp
Là phương thức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH được thực hiện trực tiếp do cán bộ của hệ thống BHXH chi trả. Nói cách khác, chi trả trực tiếp là cách thức chi trả cho người hưởng các chế độ không thông qua khâu trung gian. Theo đó, mỗi cán bộ chi của cơ quan BHXH chịu trách nhiệm chi trả cho đối tượng hưởng BHXH ở một số phường, thị trấn và đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn quản lý, cán bộ chi chịu trách nhiệm chuẩn bị mọi công việc có liên quan đến việc chi trả từ khâu nhận danh sách đối tượng do BHXH tỉnh chuyển xuống, lên kế hoạch và thông báo thời gian trả. Phương thức này chủ yếu áp dụng cho đối tượng dài hạn.
Căn cứ QĐ 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành tại Điều 15 quy định rõ phương thức và hình thức chi trả như sau:
Chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK: BHXH tỉnh, BHXH huyện lựa chọn các hình thức chi trả phù hợp với từng địa phương và yêu cầu quản lý, gồm các hình thức chi trả sau:
Thông qua đơn vị sử dụng lao động.
Thông qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng.
Trực tiếp bằng tiền mặt (đối với trường hợp người lao động chưa nhận tại đơn vị sử dụng lao động và đơn vị sử dụng lao động đã chuyển trả lại cơ quan BHXH, đồng thời người lao động không có tài khoản cá nhân).
BHXH tỉnh, BHXH huyện chi trả trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản cá nhân các chế độ BHXH theo phân cấp cho người hưởng; đối với chi trả chế độ cho các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở đào tạo nghề thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị (không chi bằng tiền mặt cho các đơn vị).
Bưu điện tỉnh tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHTN cho người hưởng theo hợp đồng ký với BHXH tỉnh quy định tại Khoản 3 Điều 14 bằng các hình thức: Qua tài khoản cá nhân cho người hưởng hay Bằng tiền mặt cho người hưởng.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
- Chi trả gián tiếp
Là phương thức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH được thực hiện bởi sự ủy quyền của cơ quan BHXH các cấp cho các đơn vị sử dụng lao động hoặc các đại lý chi trả.
Theo đó, cơ quan BHXH các huyện, thành thị, ký hợp đồng trách nhiệm với một số cá nhân thuộc xã, phường, thị trấn, để hình thành đại lý chi trả. Hàng tháng đại lý chi trả nhận danh sách đối tượng và tiền từ cơ quan BHXH các huyện, thành thị để tiến hành chi trả, sau mỗi kỳ chi trả đại lý có trách nhiệm thanh, quyết toán với cơ quan BHXH. Còn đối với đơn vị SDLĐ, cơ quan BHXH chuyển tiền qua tài khoản của đơn vị hoặc đơn vị nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH.
1.2.3.4 Quản lý qui trình chi trả Bảo hiểm xã hội
Quản lý thực hiện qui trình chi trả BHXH cho các đối tượng: Chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ TNLĐ-BNN.
Cắn cứ QĐ 828/QĐ-BHXH quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN xây dựng thành “Qui trình chi trả các chế độ BHXH, BHTN” như sau:
Qui trình Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng
Sơ đồ 1.2: Quy trình chi trả chế độ BHXH hàng tháng
Phòng KH - TC Phòng chế độ BHXH (2 b) (1 a) (1 a) (2 a) ( 5 ) ( 5 ) ( 5 ) TM TM Người hưởng
Bưu điện huyện
BHXH huyện Bưu điện tỉnh
TM ATM ( 5 ) ( 3 ) ( 4 ) (1 b) TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Chú thích:
(1a ): Chuyển danh sách chi trả trợ cấp, lương hưu BHXH hàng tháng “Mẫu số C72a, C72b, C72c-HD”;
Tổng hợp kinh phí chi trả các chế độ BHXH hàng tháng “Mẫu số 2-CBH”; Danh sách báo cáo tăng, giảm, điều chỉnh hưởng các chế độ BHXH hàng tháng “Mẫu số 11-CBH; 12-CBH 13-CBH”
Phiếu truy lĩnh số tiền chưa nhận chế độ BHXH hàng tháng đối với người hưởng các tháng chưa nhận “Mẫu số 17-CBH”.
(1b): Tổng hợp kinh phí chi trả các chế độ BHXH hàng tháng “Mẫu số 2- CBH”; Báo cáo tăng, giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng “Mẫu số 3-CBH”. (2a): Chuyển kinh phí cho Bưu Điện Tỉnh.
(2b): Thông báo chuyển kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH huyện biết số tiền chuyển cho Bưu điện tỉnh.
(3): Chuyển tiền, dữ liệu “mẫu 2-CBH, 11-CBH, 12-CBH, 13-CBH, C72a,b,c-HD” cho Các Bưu điện huyện để thực hiện chi trả bằng tiền mặt.
( 4 ): Thực hiện chi trả bằng tiền mặt. ( 5 ): Chi trả cho người hưởng.
Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH trực tiếp hoặc ký hợp đồng với đại diện chi trả thông qua Bưu điện tỉnh.
BHXH huyện, thành, thị có trách nhiệm: Theo dõi, quản lý biến động tăng, giảm đối tượng hưởng theo phân cấp trên địa bàn; tổ chức chi trả trực tiếp thông qua đại diện chi trả; thực hiện quyết toán kinh phí chi trả với Bưu Điện.
Bên Bưu điện có trách nhiệm: Thực hiện công tác chi trả và quản lý đối với người hưởng theo hợp đồng đã ký.
Qui trình Chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DS PHSK
Sơ đồ 1.3: Quy trình chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe thông qua người sử dụng lao động
Người LĐ Người sử dụng LĐ Phòng chế độ chính sách Phòng KH - TC TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
NLĐ NSDLĐ
Phòng chế độ chính sách
PHÒNG KH - TC
- Chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe thông qua người sử dụng lao động (NSDLĐ): trong đó NSDLĐ có trách nhiệm thanh toán cho người lao động (NLĐ) sau khi có đầy đủ chứng từ hợp lệ. Cơ quan BHXH có trách nhiệm để lại kinh phí để cho người sử dụng lao động thanh toán cho NLĐ và Người sử dụng lao động hàng quý quyết toán với cơ quan BHXH.
Sơ đồ 1.4: Quy trình chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, ..
Chú thích (sơ đồ 1.3):
Người lao động (NLĐ)
Người sử dụng lao động (NSDLĐ)
Nộp hồ sơ, chứng từ cho Người sử dụng lao động
Chuyển danh sách đề nghị thanh toán (mẫu số C70a-HD) kê khai chính xác số hiệu tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản của từng người lao động
Chuyển danh sách mẫu số C70b-HD có số tài khoản cá nhân của người lao động Chuyển dữ liệu mẫu số C70b_HD bằng chữ ký số để đơn vị sử dụng lao động biết và cung cấp kết quả cho người lao động
Chuyển tiền vào tài khoản của người lao động
Qui trình chi trả chế độ BHXH một lần
Các chế độ chi trả một lần được cơ quan BHXH chi trả trực tiếp được phân cấp theo cơ quan BHXH nơi quản lý thu BHXH hoặc thông qua cơ quan Bưu điện
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Sơ đồ 1.5: Quy trình cơ quan BHXH chi trả các chế độ BHXH 1 lần
Sơ đồ 1.6: Quy trình chi trả các chế độ BHXH 1 lần thông qua Bưu Điện
1.2.3.5. Quản lý việc chấp hành các chế độ báo cáo
Theo qui định, kết thúc mỗi kỳ tổ chức chi trả (quý, năm), cơ quan BHXH các huyện, thị phải tổng hợp báo cáo về thực trạng chi, những vấn đề phát sinh trong quá trình chi trả do mình phụ trách rồi gửi lên cơ quan BHXH tỉnh để tổng hợp và quyết toán. Cơ quan BHXH tỉnh phải nộp báo cáo tổng hợp về tình hình chi trả BHXH bắt buộc cho cơ quan thống kê cùng cấp.
Cơ quan BHXH tỉnh và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác phải thường xuyên hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra, thanh tra vấn đề chi trả các chế độ BHXH cũng như tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo qui định của Luật kế toán
Người hưởng BHXH huyện
Phòng chế độ
và Luật thống kê ở cơ quan BHXH các cấp nhằm phát hiện ra những sai sót, gian lận về tài chính BHXH, góp phần đảm bảo an toàn cho nguồn quỹ BHXH.
1.2.3.6 Công tác kiểm tra, giám sát
Một nội dung hết sức quan trọng trong hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH là công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát. Thực tế cho thấy, nếu Lãnh đạo