5. Bố cục luận văn
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong tổ chức quản lý công tác chi trả, BHXH tỉnh Bến Tre vẫn còn một số tồn tại:
-Hạn chế về giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức:
Việc qui định chủ sử dụng lao động hàng tháng phải giữ lại 2% tiền BHXH trên tổng quỹ lương để chi trả kịp thời cho người lao động khi có phát sinh ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức và thực hiện quyết toán hàng quý với cơ quan BHXH, trường hợp này thực tế chưa đáp ứng được mục đích là kịp thời, gây khó khăn việc giải quyết, quyết toán và quản lý thu, nộp BHXH.
- Tình trạng làm hồ sơ giả để trục lợi quỹ BHXH:
Một số cơ sở y tế đã không thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh, chứng nhận khống cho người lao động để làm hồ sơ cho hưởng các chế độ BHXH. Hiện tượng này xảy ra nhiều ở các đơn vị làm ăn thua lỗ, thiếu việc làm cho người lao động. Những ngày nghỉ không có việc làm công nhân đồng loạt đi khám xin nghỉ ốm để hưởng chế độ BHXH. Đơn vị sử dụng lao động đã dùng hình thức này để lấy tiền của quỹ BHXH làm thu nhập, thậm chí để lấy tiền này để đóng nộp BHXH.
- Công tác quản lý quyết toán chi BHXH bằng tiền mặt:
Tuy ký hợp đồng chi trả chế độ BHXH với Bưu điện nhưng vẫn còn nhiều nguy cơ không an toàn trong quá trình vận chuyển tiền mặt, Bưu điện chưa có xe chuyên dụng phục vụ đến nơi chi trả, trường hợp chi không hết trong ngày chưa có đủ két sắt bảo quản tiền an toàn.Việc thu tiền của đối tượng chưa nhận lương hưu và
trợ cấp BHXH trong tháng để nhập quỹ, không kịp thời. BHXH các huyện, thành phố không lập phiếu thu tiền sau khi Bưu điện chi trả kết thúc trong ngày hoặc chỉ mới làm thủ tục gửi tạm tiền vào quỹ. Vì vậy, việc quản lý tiền mặt chưa đảm bảo qui định về nguyên tắc tài chính. Mặc dù, trách nhiệm thuộc bên nhận chi hộ nhưng đây là một vấn đề cần quan tâm đảm bảo an toàn trong thời gian tới.
- Công tác quản lý đối tượng chi trả, chưa nhận lương và trợ cấp BHXH chưa chặt chẽ:
Một số đối tượng chết, hết tuổi hưởng chế độ vẫn được kéo dài thời gian hưởng trợ cấp. Có những trường hợp danh sách chi trả vẫn đang được thực hiện, trong khi trên thực tế, đối tượng đã chết từ lâu. Sự phối hợp của chính quyền địa phương chưa thực sự hiệu quả trong khâu quản lý đối tượng. Do vậy, ở BHXH các huyện, thành phố vẫn còn tình trạng bên chi trả không phát hiện sớm việc báo cắt giảm đối tượng hưởng BHXH đã chết, cơ quan quản lý phải vào cuộc thu hồi tiền chế độ. Có những trường hợp giấy chứng từ khi làm hồ sơ hưởng tuất không đúng với thời gian đối tượng từ trần. Trong khi đó thân nhân của đối tượng không tự giác báo cho cơ quan BHXH để cắt giảm kịp thời. Trường hợp này sẽ gây thất thoát rất lớn cho quỹ BHXH, trên thực tế đã có không ít đối tượng cắt giảm chậm 1 hoặc 2 năm, thậm chí có trường hợp lên đến hàng chục năm mà không bị cắt.
- Nhiều sai sót trong ký nhận lĩnh lương hưu và trợ cấp BHXH:
Người lĩnh tiền thay phải có giấy ủy quyền và phải có xác nhận của cơ quan chức năng địa phương. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại ở BHXH huyện, thành phố có những trường hợp trên danh sách chi trả quyết toán của đại lý Bưu điện chi trả, cứ mỗi tháng, mỗi người nhận ký tên khác nhau (không có giấy ủy quyền) nhưng BHXH các huyện, thành phố vẫn chấp nhận.
-Đội ngũ cán bộ còn hạn chế về về nghiệp vụ BHXH:
Phần lớn cán bộ BHXH chưa qua đào tạo cơ bản và quản lý tài chính, mặt khác lại đang hoạt động trong cơ chế bao cấp, cơ chế mà trong đó nhiệm vụ chi trả được thực hiện độc lập với các hoạt động BHXH khác, nay chuyển sang hoạt động trong một cơ chế mới, trong đó quyền lợi về BHXH luôn gắn với nghĩa vụ đóng
BHXH của người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ chi trả ngoài việc phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc phục vụ đối tượng, còn phải có nghiệm vụ về BHXH, về quản lý tài chính để phân tích và đánh giá hiệu quả của công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH. Đây thực sự là một chuyển biến tương đối khó khăn cả về nhận thức và trình độ chuyên môn mà không phải cán bộ nào cũng có khả năng thích ứng ngay được.