Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá công tác chi Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bến tre (Trang 40 - 41)

5. Bố cục luận văn

1.3.2.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá công tác chi Bảo hiểm xã hội

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác chi BHXH là tập hợp các chỉ tiêu có tính chất định lượng hoặc định tính để đo lường và phản ánh chất lượng của hoạt động quản lý chi BHXH, bao gồm:

- Chỉ tiêu về tổng chi BHXH

Trên cơ sở kế hoạch chi được Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao, BHXH tỉnh triển khai các biện pháp, xác định quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động. Số phải chi của từng đơn vị, chi có hiệu quả, khoa học, đảm bảo tính chính xác hàng năm đạt hoặc vượt chỉ tiêu giao. Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách tổng thể kết quả công tác quản lý chi BHXH hàng năm của cơ quan BHXH tỉnh.

- Chỉ tiêu về qui mô, cơ cấu đối tượng hưởng BHXH.

Để tránh tình trạng đối tượng chi trả không còn tồn tại, “đối tượng ảo” hay “đối tượng ma” mà nguồn kinh phí chi trả vẫn được cấp, gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các đơn vị cá nhân. Theo qui định, đối tượng hưởng các chế độ BHXH có thể chính là bản thân người lao động và gia đình họ.

- Chỉ tiêu về chất lượng các hoạt động hỗ trợ công tác chi (Tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ,…).

Để đánh giá một cách toàn diện kết quả công tác chi BHXH thì đây cũng là một chỉ tiêu cơ bản để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác quản lý chi BHXH. Hoạt động hỗ trợ công tác chi sẽ góp phần quan trọng giúp cho các cấp chính quyền, người lao động, người SDLĐ và cán bộ viên chức Ngành BHXH nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc chấp hành chính sách pháp luật về BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bến tre (Trang 40 - 41)