5. Bố cục luận văn
3.2.1. Đối với Nhà nước
- Cải cách thủ tục hành chính:
Hành chính quan liêu, cửa quyền hách dịch đó là những tồn tại của những năm bao cấp nó còn ảnh hưởng tới một số ít cán bộ viên chức trong ngành bảo hiểm xã hội. Cải cách thủ tục hành chính và tác phong làm việc chuyển nhanh thói quen hành chính sự vụ sang tác phong phục vụ linh hoạt tận tâm, tạo môi trường làm việc lành mạnh, ý thức tuân thủ pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ.
- Cân đối lại nguồn quỹ bảo hiểm xã hội:
Thực tế hiện nay nguồn quỹ bảo hiểm xã hội đang ngày càng mất cân đối một cách trầm trọng. Quỹ bảo hiểm xã hội dùng để chi trả cho các chế độ ngắn hạn thì ngày càng dư thừa do khoản chi chế độ ít, thời gian ngắn trong khi quỹ dùng chi trả cho các chế độ dài hạn thì ngày một thâm hụt, thu không đủ chi. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần xem xét để có những biện pháp hữu hiệu nhằm cân đối lại quỹ bảo hiểm xã hội như tăng tỷ lệ % đóng góp của NLĐ và chủ sử dụng lao động dành cho chế độ dài hạn, tăng mức đóng góp của các bên tham gia, mở rộng hình thức đầu tư quỹ…Quan trọng nhất là tuyên truyền, động viên, gắn kết quả thu nộp với việc giải quyết chế độ chính sách ở cơ quan BHXH nhằm tạo niềm tin trong nhân dân để họ thấy được quyền và nghĩa vụ của mình tham gia đầy đủ với quyền lợi của mình. Từ đó mở rộng được nguồn thu cho quỹ bảo hiểm xã hội cũng như giảm thiểu được tình trạng chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài như hiện nay.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật:
Ở nước ta hiện nay còn khá nhiều bất cập như trong quá trình triển khai thực hiện chế độ, chính sách việc nghiên cứu, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, các văn bản thì thường xuyên thay đổi dẫn đến sự chồng chéo giữa các văn bản ban hành trong chính cơ quan BHXH hay cũng như các văn bản của các cơ quan có liên quan thiếu sự thống nhất nhiều khi là trái ngược nhau. Yêu cầu đặt ra là: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH theo đúng chương trình, kế hoạch đã đặt ra; chủ động đánh giá hệ thống văn bản, chính
sách đã ban hành, rà soát để loại bỏ những văn bản đã hết hiệu lực cũng như thiếu tính thực tiễn để kịp thời bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt quyền lợi của NLĐ; có sự phối hợp đồng bộ, nhất quán giữa các Bộ, cơ quan liên quan trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH nhằm tránh sự chồng chéo, vướng mắc cho NLĐ trong quá trình tìm hiểu về quyền lợi BHXH của mình.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội:
Nội dung tuyên truyền:
+Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các nội dung về bảo hiểm xã hội được quy định trong luật theo từng nội dung, theo từng chuyên đề với các hình thức: thi viết, thi tuyên truyền viên giỏi, tiểu phẩm văn nghệ…
+Tuyên truyền chính sách, pháp luật và các chế độ bảo hiểm xã hội, giải đáp hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, kết quả các mặt hoạt động của ngành. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng (Đài truyền hình, truyền thanh …) để tuyên truyền sâu rộng hơn về bảo hiểm xã hội.
+Tuyên truyền mục đích của bảo hiểm xã hội, sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội với Bảo hiểm thương mại.
hiểm xã hội, chủ sử dụng lao động, đại diện người lao động để nhằm mục đích tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, giúp bên tham gia hiểu rõ tính pháp luật của bảo hiểm xã hội, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình và thu thập tổng hợp các ý kiến thắc mắc đóng góp từ phía Người lao động, chủ sử dụng lao động để đưa ra các biện pháp phù hợp với nguyện vọng của họ.
+ Tuyên truyền về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội.
+Tổ chức các cuộc hội nghị, các cuộc họp trong đó có đại diện của cơ quan bảo
- Tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý bảo hiểm xã hội:
ở nước ta hiện nay vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của người tham gia, cơ chế quản lý vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành còn nhiều hạn hẹp, mức xử phạt vi phạm hành chính còn thấp chưa đủ răn đe, điều kiện áp dụng còn cứng nhắc....
Vì vậy tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan có liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thuế, Bộ Y Tế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc tuyên truyền, xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật bảo hiểm xã hội cũng như thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động đối với các đơn vị bảo hiểm xã hội cấp cơ sở để quản lý toàn diện các mặt hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã…tránh tình trạng doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ đối với nhà nước và NLĐ là một điều thực sự cần thiết nhằm đảm bảo cho ngành BHXH phát triển đúng hướng và thực hiện được mục tiêu lâu dài của ngành.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý:
Xây dựng chương trình quản lý chi bảo hiểm xã hội bằng công nghệ tin học. Để việc chi trả đi vào chính quy, nề nếp tương xứng với vị trí, vai trò của công tác bảo hiểm xã hội trong thời kỳ mới, cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện phần mềm ứng dụng tin học trong quản lý hồ sơ và quản lý chi bảo hiểm xã hội. Hàng tháng, bảo hiểm xã hội tỉnh phải in và giao được danh sách cho từng tổ hoặc đơn vị chi trả, phấn đấu trong tương lai gần thực hiện nối mạng vi tính giữa bảo hiểm xã hội tỉnh và bảo hiểm xã hội các huyện, thị để thực hiện sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, báo cáo một cách thống nhất, đồng bộ trong toàn ngành.