5. Bố cục luận văn
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý chi Bảo hiểm xã hội ở một số nước
Sau đây là mô hình tổ chức thực hiện BHXH tại một số quốc gia điển hình trên thế giới như Đức, Trung Quốc và Ba Lan:
1.4.1.1 Tại Trung Quốc:
Đối với mô hình BHXH của Trung Quốc, các chế độ BHXH chỉ được áp dụng ở các khu vực thành thị và trong các doanh nghiệp. Tại các địa phương, nhất là ở vùng nông thôn Trung Quốc có thể vận dụng các chế độ BHXH áp dụng ở khu vực thành thị để cụ thể hoá thực hiện các chế độ BHXH khác nhau, nhưng chủ yếu là chế độ là hưu trí và thất nghiệp. Như vậy, ở Trung Quốc thực hiện mô hình đa tầng (thành thị, doanh nghiệp và nông thôn). Cách quản lý có tính tự quản cao nhưng vẫn dưới sự kiểm soát của nhà nước.
1.4.1.2 Tại Ba Lan:
Hệ thống BHXH được tổ chức khá phức tạp, đa dạng. Về quản lý nhà nước có 3 bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHXH là Bộ Lao động và chính sách xã hội (quản lý các chế độ hưu, thất nghiệp, trợ cấp gia đình, TNLĐ-BNN, một phần chế độ ốm đau và thai sản...); Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (thực hiện một phần chế độ hưu trí, một phần chế độ TNLĐ và BNN, một phần chế độ ốm đau và thai sản; BHXH cho nông dân và quản lý quỹ BHXH nông dân); Bộ y tế (quản lý chế độ chăm sóc y tế và quỹ BHYT).
Theo mô hình này, BHXH cho nông dân là một nhánh riêng, hoạt động độc lập, theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong hệ thống BHXH còn có loại hình Quỹ hưu trí mở (Open Pension Funds), để những người tham gia các hệ thống nêu trên có thể tham gia thêm (tự nguyện), để có mức thụ hưởng BHXH cao hơn. Hệ thống BHXH cho nông dân (KRUS) mặc dù do nhà nước lập ra (chủ tịch KRUS do Thủ tướng bổ nhiệm), nhưng toàn bộ hoạt động do một Hội đồng điều hành, gồm đại diện nhà nước, đại diện tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đại diện nghiệp đoàn của những người nông dân cá thể.
1.4.1.3 Tại Liên bang Đức:
Một trong những đặc thù trong hệ thống BHXH của Cộng hoà Liên bang Đức là có sự phân chia ra việc quản lý và thực hiện các chế độ BHXH. Không có các tổ chức BHXH thực hiện cùng một lúc nhiều chế độ, mà thông thường mỗi tổ chức chỉ chịu trách nhiệm cho một số chế độ nhất định. Do đó, người lao động có thể tham gia vào các hệ thống BHXH khác nhau. Ví dụ, công chức Nhà nước không phải đóng BHXH theo tiền lương cá nhân, nhưng phải đóng thuế chung, trong đó có phần để đảm bảo các chế độ hưu.
Công chức có thể tham gia vào hệ thống BHXH tư nhân để có mức thụ hưởng cao hơn (ngoài mức do hệ thống của Nhà nước chi trả). Có nhiều tổ chức cùng tham gia thực hiện các chế độ BHXH, trong đó có các tổ chức BHXH tư nhân, đã giúp cho hoạt động BHXH có hiệu quả hơn, người lao động có cơ hội được thụ hưởng BHXH tốt hơn. Với mô hình tự quản này, có thể có một số cơ quan BHXH khác nhau, thực hiện cho các nhóm đối tượng khác nhau như BHXH cho những người lao động trong ngành đường sắt, BHXH cho lao động ngành hàng không, BHXH cho cảnh sát và quân đội...
Trong giai đoạn đầu phát triển BHXH, các nước cũng gặp không ít những khó khăn. Riêng Việt Nam cũng không ngoại lệ cũng đang gặp phải và từ kinh nghiệm của các nước, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Thứ nhất: Nên áp dụng hai phương thức chi trả trực tiếp và gián tiếp trong trợ cấp BHXH ở Việt Nam. Cho dù mỗi phương thức chi trả đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do điều kiện trình độ cán bộ, đặc điểm địa lý và về cơ sở hạ tầng; cơ quan BHXH các cấp không nên áp dụng một phương thức chi trả nào đó. Thực trạng này cần phải có thời gian, ngay cả Trung Quốc là nước có hệ thống tổ chức BHXH rất bài bản, nhưng vẫn phải áp dụng cả hai phương thức chi trả.
Tuy nhiên, trong điều kiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin ngày càng phát triển, BHXH Việt Nam cần phải phấn đấu, chọn lọc phương thức chi trả gián tiếp là chủ yếu. Có như vậy, chi phí và lệ phí chi trả mới ngày càng giảm đi, hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của những chi phí này đến việc thâm hụt quỹ BHXH.
Thứ hai:BHXH là chính sách xã hội rất đa dạng, phong phú và có liên quan đến mọi NLĐ cũng như gia đình họ. Thời gian tham gia BHXH lại rất dài, luôn chiếm khoảng 3/4 cuộc đời của mỗi con người. Hơn nữa, chính sách BHXH và tổ chức thực hiện BHXH lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có cả yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật và lịch sử văn hoá… Bởi vậy, mô hình tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, trong đó có tổ chức chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo và phải phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ. Cho nên, kinh nghiệm của các nước chỉ là tham khảo và tham khảo có chọn lọc cho phù hợp.
Thứ ba: Ỏ Việt Nam đã có những ý kiến cho rằng, các chế độ BHXH ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ nên để cho các đơn vị sử dụng lao động chi trả trực tiếp theo như mô hình ở Cộng hoà Liên bang Đức và Mỹ.
Tuy nhiên, đây là vấn đề rất cẩn trọng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Bởi lẽ, những vấn đề bất cập có liên quan đã rất rõ ràng, đó là: lạm dụng, thất thoát, phân tán quỹ và không thể điều phối được quỹ BHXH giữa các đơn vị sử dụng lao động và giữa những NLĐ tham gia BHXH. Hơn nữa, đối tượng tham gia BHXH ở nước ta còn rất hạn hẹp, cho dù dự báo đến năm 2020 cũng chỉ có khoảng gần 20 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc. Với hệ thống tổ chức của BHXH như hiện nay, ngành BHXH Việt Nam vẫn hoàn toàn có thể đảm nhận được công tác chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn.
Thứ tư: Trong điều kiện hiện tại, tổ chức BHXH ở Việt Nam theo mô hình dọc là hợp lý. Chính vì vậy, ở mỗi cấp quản lý của cơ quan BHXH Việt Nam, cần phải có một bộ phận chuyên trách để thực hiện các hoạt động chi trả trợ cấp cho từng chế độ BHXH. Nếu thực hiện đồng bộ vấn đề này sẽ đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho NLĐ và gia đình họ.
Đồng thời, sẽ tránh được các hiện tượng lạm dụng chính sách để trục lợi BHXH, chẳng hạn: Người về hưu sau khi bị chết không khai báo để trục lợi tiền lương hưu; những người được hưởng chế độ tử tuất hàng tháng bị chết hoặc bước vào độ tuổi lao động không khai báo, không kịp thời nắm bắt cơ quan BHXH vẫn
phải tiếp tục xét trợ cấp cho họ… Ngoài ra, bộ phận chuyên trách chi trả còn phối hợp được với các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân để quản lý chặt chẽ các đối tượng phải tham gia loại hình BHXH bắt buộc và đóng BHXH bắt buộc.
Thứ năm: Cũng do đối tượng tham gia rất hạn chế và chính sách BHXH do Đảng và Nhà nước ban hành nhằm mục đích chính là bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và gia đình họ, nên loại hình BHXH tư nhân không nên áp dụng. Cho dù cơ chế thu, chi của loại hình này có năng động và linh hoạt như thế nào đi chăng nữa. Nếu người dân có nhu cầu cao về bảo hiểm thì BHXH ở Việt Nam vẫn hoàn toàn đáp ứng được.