Nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bến tre (Trang 37 - 40)

5. Bố cục luận văn

1.3.1 Nhân tố ảnh hưởng

1.3.1.1 Nhóm nhân tố thuộc về pháp luật, chính sách, các qui định của Nhà nước và điều kiện kinh tế xã hội

Hệ thống chính sách là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý chi BHXH. Do vậy, cần phải xem xét trong khâu ban hành chính sách về quản lý chi BHXH có vấn đề gì hay không?

Chính sách ban hành có dễ hiểu, dễ tiếp cận hay không? Mức độ tiếp cận chính sách như thế nào?

Trong khâu tổ chức thực hiện chính sách chi BHXH có gặp phải vấn đề gì khó khăn trong việc phối hợp chi trả? (Quản lý hành chính quá cồng kềnh).

Cơ chế quản lý chi BHXH là phương thức phối hợp, liên kết các yếu tố tạo thành các cách thức, các hình thức phối hợp chính sách chi và quá trình tổ chức thực hiện chính sách chi BHXH đảm bảo đến đúng mục tiêu, đối tượng và có hiệu quả. Như vậy, trong khái niệm cơ chế chi BHXH đã bao hàm không chỉ các quy định quản lý mà còn bao hàm yếu tố con người chịu trách nhiệm thực hiện những phương thức, đường lối, quan điểm, định hướng đã được định ra trước.

Điều kiện phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn chi Bảo hiểm xã hội nói riêng và chính sách an sinh xã hội của toàn Ngành BHXH nói chung, khi kinh tế xã hội kém phát triển thì các doanh nghiệp đang hoạt động cũng sẽ không đủ điều kiện để đóng BHXH cho người lao động, nền kinh tế đi xuống sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bị phá sản, người lao động mất việc làm, thất nghiệp tràn lan, bùng phát. Nguồn thu bị giảm, nhưng chế độ về chính sách vẫn phải chi làm cho nguồn quỹ BHXH bị thâm hụt, dẫn tới sự đổ vỡ cả hệ thống Ngành.

Trong đời sống xã hội, con người luôn phải đối mặt với những biến cố và những rủi ro. Để phòng ngừa và khắc phục các biến cố và rủi ro xã hội, con người có nhu cầu đáp ứng về an sinh xã hội. Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng phong phú, nhu cầu về an sinh xã hội càng tăng và đa dạng.

1.3.1.2 Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng hưởng

- Nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật về BHXH của người lao động, người sử dụng lao động.

Thông qua kênh tuyên truyền để chủ sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ hơn về chính sách BHXH, từ đó nêu gương các điển hình trong việc thực hiện chấp hành tốt. Điều này giúp tránh được các hiện tượng tiêu cực trong việc thụ hưởng chính sách BHXH, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý chi trả BHXH, tránh thất thoát cho quỹ BHXH.

- Tuổi thọ bình quân của dân số trong tương lai.

Khi tuổi thọ của người dân ngày càng cao là yếu tố tác động lớn đến các chế độ BHXH vì đi kèm với sự gia tăng của tuổi thọ là sự giảm sút tới sức khỏe người lao động, người lao động thường có nguy cơ dễ mắc bệnh, làm việc kém hiệu quả, kéo theo đó là việc chi trả cho chế độ ốm đau, tai nạn lao động cũng tăng lên. Tuổi thọ tăng là biểu hiện của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, dân số già cũng là gánh nặng cho quỹ BHXH. Trong khi tuổi quy định về hưu của người lao động thấp, cứ đóng đủ 20 năm là đủ điều kiện hưu, điều này sẽ làm giảm tiền đóng BHXH thì tuổi thọ tăng lại làm tăng mức thời gian chi trả. Theo tính toán thì NLĐ đóng BHXH đủ 30 năm thì số tiền đó cũng đủ nuôi người lao động khi về hưu được bình quân khoảng 07 năm, từ năm thứ 08 trở đi quỹ BHXH phải cấp bù.

1.3.1.3 Nhóm nhân tố thuộc cơ quan quản lý

- Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý chi.

Hiện nay công tác chi và quản lý chi BHXH rất phức tạp, khối lượng công việc nhiều, đa phần là quá tải đối với mỗi cán bộ. Các văn bản luật, Nghị định, hướng dẫn từ các cấp ban ngành cần phải được cập nhật thường xuyên, liên tục ...vì thế đòi hỏi người cán bộ phải chuyên tâm nghiên cứu, chịu khó và có trách nhiệm với công việc của mình. Đồng thời, cán bộ làm công tác quản lý chi phải có một trình độ nhất định về toán học, kế toán cũng như sự hiểu biết về hệ thống máy tính, công nghệ thông tin, đảm bảo được công tác quyết toán chi hàng tháng với đơn vị phải chính xác, đúng với hướng dẫn của Luật BHXH, kịp thời xử lý các phát sinh làm trái với Luật BHXH ban hành. Với yêu cầu đó, đòi hỏi người cán bộ vừa phải có năng lực tốt, vừa phải có tư cách đạo đức và ý chí bền bỉ thì công tác chi và quản lý chi BHXH mới thực sự thành công và không bị ảnh hưởng của tiêu cực.

Hiệu quả công tác quản lý chi phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ chuyên môn và khả năng tổ chức thực hiện của cán bộ quản lý từ Trung ương đến cơ sở. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực lãnh đạo, quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH nói chung và công tác chi BHXH nói riêng.

- Công tác tuyên truyền về pháp luật và Luật Bảo hiểm xã hội.

Đóng vai trò quan trọng trong việc chi BHXH, hiện nay còn nhiều doanh nghiệp và người lao động còn chưa hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH dẫn đến các doanh nghiệp và người lao động chưa có ý thức tự giác mà coi đó là điều kiện bắt buộc để có thể sản xuất kinh doanh theo các quy định của Nhà nước.

- Công tác quản lý tài chính BHXH.

Quản lý tài chính BHXH là yếu tố tiên quyết và là căn cứ để xác lập và xây dựng chế độ BHXH. Nhóm yếu tố quản lý tài chính được thiết lập dựa trên nguyên tắc cơ bản của BHXH là cân bằng thu – chi.

+ Mức hưởng và mức đóng góp BHXH:

Để đảm bảo cân đối quỹ BHXH, mức hưởng và mức đóng phải cân bằng. Nếu mức hưởng cao hơn mức đóng góp cho quỹ BHXH sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối quỹ, ảnh hưởng đến công tác chi trả.

+ Cơ cấu các khoản chi:

Chi chế độ BHXH bắt buộc có rất nhiều khoản, trong đó có 03 khoản cho cơ bản: Chi chế độ BHXH, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư XDCB. Xác định cơ cấu chi phù hợp là một giải pháp hữu hiệu để đảm bảo cân đối quỹ BHXH. Ngược lại, một khi cơ cấu chi thiếu hợp lý cũng là nguyên nhân gây lạm chi, mất cân đối quỹ.

- Công tác quản lý chi:

Quản lý chi chặt chẽ, đúng chế độ, đúng đối tượng là biện pháp thiết thực để bảo đảm an toàn quỹ, tránh được tình trạng lạm quỹ, thất thoát. Mặt khác, có làm tốt công tác quản lý chi mới ngăn ngừa được những tác hại do sự lỏng lẻo của cơ chế quản lý chi, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, trục lợi.

+ Công tác đầu tư quỹ:

Sử dụng quỹ BHXH để đầu tư vào các lĩnh vực khác nhằm bảo toàn và phát triển quỹ. Nếu đầu tư kém hiệu quả, sai mục đích, sai đối tượng sẽ dẫn đến tình trạng mất vốn, không thu hồi vốn hay đầu tư không lãi, hay lãi thấp hơn trượt giá thị trường, gây mất ổn định quỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bến tre (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)