TỔNG QUAN VỀ TỈNH VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bến tre (Trang 51)

5. Bố cục luận văn

2.1TỔNG QUAN VỀ TỈNH VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE

2.1.1 Một số đặc điểm cơ bản của tỉnh Bến Tre

Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km, được hợp thành bởi Cù lao An Hóa, Cù lao Bảo, Cù lao Minh. Do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên). Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông.

Bến Tre là tỉnh có nguồn tài nguyên đất phong phú: cát, phù sa, phèn, mặn; Có 4 con sông lớn chảy qua là: sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Sông Cổ Chiên. Những con sông này giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh như: Cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu. Hệ thống sông, rạch trong tỉnh còn là điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi.

Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu sự ảnh hưởng khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật miền Tây Nam Bộ. Là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh phát triển. Là tỉnh có 3 huyện giáp biển: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, rừng phòng hộ ở các huyện đang được bảo vệ nhằm ổn định vành đai rừng, thông qua việc trồng mới và quản lý lâm sản xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, Bến Tre đã trồng mới 72 ha rừng, chăm sóc 336 ha và bảo vệ 3.461 ha.

Bến Tre là tỉnh có nhiều về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn tài nguyên biển

phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực,… Đây là vùng đất phù sa trù phú, sinh sản ra vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long và nhiều loại nông sản mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, Bến Tre là xứ dừa, có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước khoảng 51.560ha. Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển của tỉnh, có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời góp phần đáng kể vào ngân sách địa phương.

Toàn tỉnh có trên 2.886 doanh nghiệp (DN) và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực. Bến Tre đã hình thành Khu công nghiệp đưa vào hoạt động thu hút nhiều dự án đầu tư vào tỉnh. Hiện tỉnh đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, sông nước.

Về dân số, tỉnh Bến Tre có 1.266 nghìn người với 64,5% dân số trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề. Hàng năm tỉnh đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho khoảng 30.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2010-2017 của tỉnh trung bình đạt 7,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch, khu vực I: 43,5%, giảm 1,2%; khu vực II: 21,3%, tăng 1,3%; khu vực III; 35,2%, giảm 0,1%. Sức cạnh tranh của kinh tế từng cải thiện. Năm 2014 Bến Tre xuất khẩu đạt 104% Nghị quyết. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 1.476 tỷ đồng, đạt 105% dự toán Trung ương giao, đạt 98,5% Nghị quyết. Vốn đầu tư toàn xã hội đạt 12.603 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ (Nghị quyết 13.100 tỷ đồng).

2.1.2 Tổng quan về Bảo hiểm xã hội Bến Tre

2.1.2.1 Quá trình hình thành, phát triển của BHXH Bến Tre

Theo NĐ 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ ban hành về việc thành lập BHXH Việt Nam với cơ cấu ba cấp: Cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố và cấp huyện, thị xã. Theo Quyết định 144/QĐ-TCCB của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Bến Tre được thành lập ngày 30/8/1995 trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ từ Sở Lao động Thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động, Sở Tài chính,

Cục thuế với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động có tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam sang BHXH Việt Nam, BHXH Bến Tre được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện chế độ BHYT trên địa bàn tỉnh.Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND tỉnh Bến Tre.

Căn cứ Quyết định 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB, ngày17/12/2002 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH Bến Tre là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre.

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu, chi BHXH ở Bến Tre được phân thành hai cấp; BHXH tỉnh là đơn vị dự toán cấp2, BHXH huyện, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị dự toán cấp 3. Các đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3 có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện hạch toán kế toán, báo cáo quyết toán hoạt động của từng đơn vị, tập trung toàn ngành tại BHXH tỉnh và báo cáo về BHXH Việt Nam quản lý hành chính thụ động sang phong cách phục vụ năng động, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đến quan hệ làm việc và để các đối tượng hưởng đầy đủ quyền BHXH theo quy định của Nhà nước.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các khâu nghiệp vụ, đặc biệt khâu giải quyết chế độ chính sách.

Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố trực thuộc tỉnh là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh, đặt tại huyện, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội và quản lý thu chi BHXH trên địa bàn huyện. BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân huyện. BHXH huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại huyện lỵ, có dấu, tài khoản riêng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện là xây dựng chương trình, kế hoạch năm, trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH; đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH theo phân cấp; tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ do BHXH tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả; tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả BHXH ở xã, phường, thị trấn; quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Bến Tre

Các đơn vị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ quản lý thu - chi ở BHXH tỉnh là Phòng Kế hoạch - Tài chính và Phòng thu BHXH.

Phòng Kế hoạch - Tài chính có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của hệ thống

Giám đốc và các phó Giám đốc Phòng Thu BHXH Phòng Tổ chức Hành chính Phòng CĐ BHXH Phòng KH-TC Phòng Giám định BHYT Phòng KT Phòng Công nghệ thông tin Phòng Cấp sổ, thẻ Phòng TN-QL HS BHXH huyện, thành, thị (09 đơn vị)

BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật. Có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ và BHXH huyện để lập, giao kế hoạch và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính:

- Thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng,…hàng quý, năm trong hệ thống BHXH tỉnh; Tổ chức cấp kinh phí kịp thời để chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH;

- Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động quản lý bộ máy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị và các nguồn kinh phí khác của BHXH tỉnh;

- Thực hiện đầy đủ các chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán đúng chế độ kế toán theo quy định; Hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện thực hiện đúng các nghiệp vụ quản lý thu chi, hạch toán, kế toán theo chế độ quy định;

- Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện xét duyệt và tổng hợp quyết toán tài chính quý, năm do BHXH tỉnh quản lý; theo dõi, lưu trữ, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định; thực hiện chế độ thông tin, tổng hợp báo cáo tài chính tháng, quý, năm theo quy định.

Phòng thu BHXH có chức năng:

Giúp Giám đốc quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH theo quy định của pháp luật;

Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thu hàng năm và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu cho BHXH huyện trên cơ sở kế hoạch đã được BHXH Việt Nam giao. Thực hiện thu BHXH của người sử dụng lao động, người lao động và các đối tượng tham gia bảo hiểm theo quy định; hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thu bảo hiểm xã hội đối với BHXH huyện; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẩm định số liệu thu BHXH gửi phòng Kế hoạch - Tài chính; quản lý, kiểm tra BHXH huyện và các tổ chức sử dụng lao động lập danh sách tham gia, theo dõi biến động tăng, giảm đối tượng; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu BHXH, đề xuất giải pháp xử lý những vướng mắc trong thực hiện công tác thu và kiến nghị biện pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh.

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của BHXH Bến Tre:

Chức năng: Là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn của UBND tỉnh Bến Tre. Có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Bến Tre:

- Xây dựng kế hoạch phát triển BHXH và chương trình công tác hàng năm.

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp.

- Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp.

- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ.

- Tổ chức chi trả các chế độ, từ chối việc đóng hoặc chi trả không đúng quy định. - Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.

- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp, giám sát thực hiện hợp đồng và bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.

- Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách.

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam, tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan.

2.1.2.3 Những khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lý Thu - Chi BHXH ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre

Mặc dù là một tỉnh có nhiều tiềm năng về nông nghiệp, thủy sản và lợi thế tự nhiên, nhưng hiện tại Bến Tre là một tỉnh kinh tế chưa phát triển mạnh, nên đối tượng tham gia BHXH còn thấp. Đến cuối tháng 12/2016 tổng số người tham gia

BHXH bắt buộc 89.264 người chiếm tỷ lệ 9.4% tổng số lao động (trong độ tuổi lao động) trên địa bàn tỉnh. Trong năm có gần 11.000 người thuộc diện đối tượng nhận chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, trong đó có 787 đối tượng chi trả qua ATM. Với tổng số tiền chi trả hàng tháng gần 32 tỷ đồng, trong đó có chi trả trực tiếp gần 30 tỷ đồng.

Trong quá trình thực hiện quản lý thu, chi BHXH của BHXH tỉnh bến Tre có những thuận lợi và khó khăn.

Thuận lợi, BHXH là lĩnh vực được mọi người dân hết sức quan tâm. Chính quyền địa phương và các Ngành các cấp liên quan quan tâm chỉ đạo trong quá trình thực hiện BHXH trên địa bàn tỉnh. Các chủ sử dụng lao động và người sử dụng lao động đã nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện BHXH. Phối hợp với Bưu điện thực hiện chi trả các chế độ BHXH hàng tháng nhằm đảm bảo trách nhiệm vận chuyển tiền mặt và chi trả tới tay đối tượng thụ hưởng. Đội ngũ cán bộ, viên chức Ngành BHXH đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của Ngành. Vì vậy, trong những năm qua BHXH đã thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn, Trong những năm qua, các doanh nghiệp nợ đọng BHXH vẫn còn nhiều. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không tham gia còn chiếm tỷ lệ lớn, việc vi phạm chưa xử lý nghiêm. Hơn nửa, việc xử lý đối với các hành vi vi phạm chưa cao. Mức xử phạt còn thấp, chưa có sức răn đe. Cơ chế thực hiện xử phạt chưa đồng bộ. Cơ quan BHXH không được trực tiếp giao nhiệm vụ xử lý mà phụ thuộc vào cơ quan thanh tra về lao động và chính quyền các cấp nên việc xử lý không kịp thời, hiệu quả xử lý không cao. Bên cạnh đó, kinh tế Bến Tre còn nghèo, tốc độ tăng trưởng chưa cao, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa ổn định, lương của người lao động tham gia còn thấp. Do đó, mức hưởng chế độ BHXH của người lao động rất khó đảm bảo cuộc sống cho họ.

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃHỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE

2.2.1 Đánh giá công tác phân cấp thực hiện chi Bảo hiểm xã hội

Theo phân cấp của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Bến Tre chịu trách nhiệm toàn diện và quản lý chung trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý chi BHXH được phân cấp được thực hiện từ cấp tỉnh đến huyện, xã, phường. BHXH tỉnh Bến tre sẽ trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản và chi trả các chế độ trợ cấp một lần cho người lao động thuộc Khối trực thu. BHXH huyện chịu trách nhiệm tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thia sản và trợ cấp một lần cho người lao động do BHXH huyện, thị quản lý thu và các trường hợp được BHXH tỉnh ủy quyền.

Hàng tháng BHXH các huyện, thành, thị tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn; chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định tại khoản 2 điều 14

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bến tre (Trang 51)