Các mô hình hoạt động Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bến tre (Trang 41 - 43)

5. Bố cục luận văn

1.3.3. Các mô hình hoạt động Bảo hiểm xã hội

1.3.3.1 Mô hình BHXH kết hợp giữa bắt buộc và tự nguyện:

Đây là mô hình nhằm nâng cao khả năng thụ hưởng cho người lao động và tạo điều kiện cho người lao động dễ dàng di chuyển trong thị trường lao động.

Thứ nhất:Người lao động có thể vừa tham gia BHXH vừa tham gia BHXH tự nguyện (của một hệ thống) để mong có được lợi ích cao hơn khi thụ hưởng BHXH; hoặc chỉ tham gia BHXH hoặc chỉ tham gia BHXH tự nguyện.

Thứ Hai: Người lao động có thể tham gia vào một hoặc một số hệ thống BHXH (ví dụ hệ thống BHXH quốc gia và hệ thống BHXH ngành).

Ưu điểm của mô hình này:Là tạo ra tính đa dạng trong hoạt động BHXH, tạo cơ hội tốt nhất cho người lao động, tùy thuộc vào điều kiện cá nhân để tham gia.

Hạn chế của mô hình này: Là tính phức tạp trong quản lý quỹ và quản lý đối tượng.

Tuy nhiên, cũng như trên, với sự ứng dụng của công nghệ thông tin hiện đại, điều này cũng sẽ được khắc phục. Mô hình này được áp dụng tại một số quốc gia

như: Italia, Pháp, Luycxămbua,…Các mô hình trên chỉ có thể thực hiện được có hiệu quả khi có cơ chế “liên thông” trong hoạt động BHXH.

1.3.3.2 Mô hình BHXH nhà nước thuần túy:

Chỉ có một tổ chức BHXH thực hiện các chính sách BHXH của nhà nước. Đặc điểm của mộ hình này là quản lý được đối tượng trong thị trường lao động (dù có thuộc thành phần kinh tế nào, thuộc khu vực có quan hệ lao động hay không thuộc khu vực có quan hệ lao động...); quỹ BHXH lớn, đủ khả năng chi trả các trợ cấp BHXH trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, hoạt động mô hình thường có xu hướng cứng nhắc, cửa quyền, hành chính hóa. Mô hình này cũng được khá nhiều nước áp dụng, điển hình như: Trung Quốc, Inđônêxia và cả Việt Nam…

1.3.3.3 Mô hình BHXH quốc gia và BHXH ngành:

Ở một số nước, ngoài hệ thống BHXH quốc gia, pháp luật BHXH cho phép BHXH ngành/lĩnh vực, do những đặc thù về nghề nghiệp. Ví dụ, hệ thống BHXH quốc gia chỉ quản lý những người lao động; hệ thống BHXH cho công chức, thực hiện các chế độ BHXH cho công chức và viên chức công; hệ thống BHXH cho quân đội (sĩ quan); hệ thống BHXH cho nhân viên hàng không; đường sắt... (gọi chung là BHXH ngành).

Ưu điểm của hệ thống này là: Tạo ra tính đa dạng trong hoạt động BHXH; gắn kết người tham gia BHXH làm việc lâu dài cho ngành và thực hiện được những chế độ đặc thù, ví dụ, đối với công chức và sĩ quan quân đội, không thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Hạn chế của mô hình này là: Khi người lao động di chuyển trong thị trường lao động (ra khỏi ngành chẳng hạn), việc tính toán BHXH sẽ phức tạp.

Tuy nhiên, với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, thì việc này sẽ được giải quyết không khó khăn. Mô hình này hiện nay được thực hiện ở khá nhiều nước, như: Mỹ, Nhật Bản, Canađa…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bến tre (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)