5. Bố cục luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý chi Bảo hiểm xã hội của một số Bảo hiểm xã hội tỉnh,
tỉnh, thành phố ở Việt Nam
Do nhu cầu thực tế của người lao động và trên cơ sở những đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh khác nhau, nhưng điều thực hiện theo qui định hệ thống BHXH Việt Nam:
1.4.2.1. Kinh nghiệm chi Bảo hiểm xã hội ở TP Long Xuyên
Tổ chức triển khai đầy đủ các qui định về chi trả các chế độ BHXH. Trong đó: Phối hợp tốt với UBND phường xã tổ chức công tác chi trả BHXH hàng tháng cho các đối tượng thụ hưởng một cách an toàn: bao gồm, công tác giao nhận tiền mặt, kế hoạch rút tiền mặt đảm bảo chi trả cho đối tượng, không để lượng tiền tồn lớn qua đêm, UBND phường xã có phương án bảo quản tiền mặt trong những ngày chi trả (qui định cho đại diện chi trả báo cáo lượng tiền chi, tồn trong ngày để ký gửi tại quỹ UBND phường, xã), đồng thời cử người có uy tín, trách nhiệm thực hiện công tác chi trả, một số UBND phường xã còn cử người bảo vệ đảm bảo tốt cho công tác rút tiền mặt trong những ngày chi trả xem đây là nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần bảo đảm tình hình an ninh xã hội của địa phương.
Hiện nay, có 3/13 phường, xã đảm nhận quản lý kinh phí chi trả qua tài khoản của phường như : Bình Khánh, Mỹ Bình, Mỹ Long (quyết toán với kế toán phường như sử dụng kinh phí của phường). BHXH thành phố Long Xuyên ký hợp đồng với 05 ngân hàng thương mại trên địa bàn, phối hợp với UBND phường, xã tổ
chức theo dõi chặt chẽ kinh phí chi trả qua tài khoản ATM cho gần 900/3.320 đối tượng hưởng BHXH. Công tác chi trả trực tiếp tại BHXH thành phố được bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, an toàn. Phối hợp tốt với Ngân hàng, Kho bạc kiểm tra, đối chiếu, quản lý chặt chẽ số liệu thu, chi BHXH đúng theo qui định.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra việc chi trả tại phường xã, kịp thời hỗ trợ các đại diện chi trả khi gặp khó khăn, vướng mắc. Ngoài ra, mỗi kỳ điều chỉnh lương, trợ cấp BHXH, cấp phiếu ghi rõ số tiền đối tượng được hưởng theo qui định mới, để đối tượng dễ dàng kiểm tra chế độ của mình trong quá trình chi trả (kể cả đối tượng ATM). Thực hiện tốt kế hoạch phối hợp với Công an Thành phố trong công tác bảo vệ, vận chuyển tiền mặt về địa bàn phường, xã trong những ngày chi trả.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Long Xuyên bình quân một tháng có gần 6.500 đối tượng hưởng các chế độ BHXH hàng tháng. Trong đó, 3.300 đối tượng thường xuyên hưởng BHXH hàng tháng, hưởng 1 lần gần gần 200 đối tượng, ốm đau- thai sản trên 60 lượt người, thất nghiệp gần 150 đối tượng. Bình quân chi 1 tháng trên 12 tỷ.
1.4.2.2. Kinh nghiệm chi Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang
Tính đến cuối năm 2016 có 174.078 người tham gia BHXH bắt buộc (bình quân tăng hàng năm tăng trên 15%); 3.380 người tham gia BHXH tự nguyện. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch hồ sơ qua Bưu điện, giao dịch hồ sơ điện tử… qua đó, giảm được rất nhiều thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân trong quan hệ giao dịch với cơ quan BHXH. Bên cạnh đó cũng tạo thuận lợi cho ngành BHXH tỉnh nhà giải quyết, chi trả đúng, đủ, kịp thời các chế độ cho người tham gia và thụ hưởng BHXH theo quy định pháp luật. Riêng năm 2017 đã giải quyết 203.316 lượt người hưởng các chế độ BHXH với số tiền 1.356,632 tỷ đồng, đồng thời giám định thanh toán cho 3.714.946 lượt người KCB với số tiền 955,597 tỷ đồng.
Rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Tiền Giang như sau:
- Tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo thường xuyên của BHXH Việt Nam và các cấp ủy, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, từ đó BHXH tỉnh đã chủ động hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, nhất là việc xử lý những vấn đề mới như: triển khai phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT...
- Cơ quan BHXH phải luôn chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc trong việc triển khai thực hiện pháp luật về BHXH. Tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết chế độ, chính sách về BHXH tạo sự hài lòng cho đối tượng tham gia BHXH.
- Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH nhất là chú trọng trong thanh tra, kiểm tra, phối hợp khởi kiện những đơn vị sử dụng lao động để nợ đọng, trốn đóng BHXH cho người lao động; giám định chặt chẽ cơ sở khám, chữa bệnh BHYT có dấu hiệu trục lợi Quỹ BHYT.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các hội đoàn thể đối với công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện các chế độ BHXH. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp để đẩy nhanh việc phát triển đối tượng; thu đầy đủ, kịp thời, đúng thời gian theo quy định.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn kinh phí, tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng quy định các chế độ BHXH. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh; quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ khám, chữa bệnh BHYT.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, sử dụng các hình thức dịch vụ công nhằm phục vụ tốt hơn người tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách BHXH.