Hoạt động huy động vốn bán lẻ tại Sở Giao dịch III Ngân hàngThương

Một phần của tài liệu 0495 giải pháp phát triển NH bán lẻ tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 59)

Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.1.1. Chắnh sách và sản phẩm áp dụng

Hoạt động huy động vốn được coi là một trong những hoạt động quan trọng của bất kỳ một ngân hàng nào. Đặc biệt, nguồn vốn huy động từ dân cư cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Hiện nay, BIDV nhận tiền gửi dân cư dưới hình thực tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn bằng các loại tiền VND, USD, EUR. Sản phẩm chủ yếu trong huy động vốn cá nh n là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, với thủ tục đơn giản, thuận tiện, lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú. BIDV đã luôn đưa ra các sản phẩm tiết kiệm mới với các hình thức khuyến mãi nhằm đem đến

44

tiện ắch tốt nhất cho khách hàng. BIDV cung cấp các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có thời hạn từ 1 đến 60 tháng. Trong đó sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn còn được chia thành những sản phẩm cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng gửi tiền

như: tiền gửi lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt. Khách hàng gửi bằng loại tiền nào sẽ được rút ra bằng loại

tiền đó. Tiền gửi của khách hàng được BIDV đảm bảo an toàn, bắ mật, được mua bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tiền gửi, không thu phắ khi khách hàng gửi tiền và

rút tiền.

Tùy từng thời kỳ và tình hình thị trường mà chi nhánh có những chắnh sách lãi suất phù hợp cho từng đối tượng khách hàng bảo đảm giữ vững nền khách hàng truyền thống và tăng trưởng. Để giữ vững và duy trì nền vốn, chi nhánh đã thường xuyên bám sát diễn biến thị trường, địa bàn và khách hàng để điều chỉnh kịp thời lãi suất, đồng thời đẩy mạnh công tác tư vấn, chăm sóc và tiếp thị khách hàng, thường xuyên đổi mới tác phong giao dịch và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đề ra các giải pháp về lãi suất phù hợp với thị trường và đảm bảo lợi ắch cho ngân hàng và khách hàng gửi tiền.

2.2.1.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn dân cư 2011-2014

ng g HĐV bán lẻ 447.81 670.08 50% 918.01 37% 1037.35 13% Tổng HĐV 6306 6090 -5% 6956 15% 7303 5% Tỷ trọng HĐV BL/HĐV (%) 7.10 11.00 13.197 14.244

STT Sô dư Tỷ

trọng Sô dư trọngTỷ Sô dư trọngTỷ Sô dư trọngTỷ

Nhìn từ số liệu ở bảng 2.2 có thể thấy số dư huy động vốn bán lẻ liên tục tăng qua các năm thể hiện sự tăng trưởng liên tục của SGD3. Huy động vốn dân cư qua các năm tăng trưởng khá cao ( tăng 50% năm 2012, 37% năm 2013) tuy nhiên tỷ trọng HĐV bán lẻ còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh nói chung và cũng thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng HĐV của các chi nhánh cùng địa bàn hoặc các chi nhánh có quy mô tương đương. Cụ thể:

* Năm 2012: Trước áp lực cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn và diễn biến tình hình kinh tế có nhiều khó khăn đối với hoạt động ngân hàng, hoạt động huy động vốn của chi nhánh bị suy giảm (đạt 95% so với năm 2011) tuy nhiên đối với mảng bán lẻ, chi nhánh vẫn tiếp tục giữ vững nền vốn và tăng trưởng cao so với năm 2011 (tăng 50%), huy động vốn cuối kỳ đạt 670.08 tỷ, tăng 222.27 tỷ. Đây là cố gắng, nỗ lực lớn của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh trong việc đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ của chi nhánh, gia tăng tỷ trọng đóng góp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.

* Năm 2013-2014: Thực hiện chỉ đạo của ngành về công tác huy động vốn và điều hành vốn, chi nhánh đã xác định trọng tâm công tác năm 2013-2014 là tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn. Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã ban hành các cơ chế điều hành lãi suất huy động và FTP khá linh hoạt và theo hướng mở để chi nhánh chủ động triển khai thực hiện. Căn cứ các văn bản chỉ đạo về huy động vốn của BIDV trong năm, chi nhánh đã tổ chức triển khai kịp thời, linh hoạt và tạo thế chủ động cho các phòng, đơn vị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. Để giữ nền vốn ổn định và phấn đấu tăng trưởng, chi nhánh tăng cường công tác tiếp thị, vận động khách hàng bằng nhiều hình thức, tri ân những khách hàng gửi vốn lớn và ổn định tại chi nhánh , đề nghị BIDV tiếp tục nghiên cứu và triển khai các sản phẩm huy động vốn mới độc đáo, tạo sự khác biệt và có tắnh cạnh tranh cao so với các ng n hàng khác để thu hút khách hàng gửi tiền. Huy động vốn cuối kỳ đạt 1.037,35 tỷ tăng 13% (109 tỷ) so với năm 2013. Trong năm 2013-2014, chi nhánh đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu huy động vốn, tỷ trọng nguồn vốn bán lẻ tăng lên qua các chứng tỏ ngân hàng càng tập trung đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ nhiều hơn. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn, chi nhánh cần tắch cực hơn nữa trong việc triển khai các giải pháp biện pháp nâng cao chất lượng huy động vốn để giữ khách hàng cũ và tăng khách hàng mới.

2.2.1.3. Cơ cấu HĐVbán lẻ

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động bán lẻ 2011-2014

1 Phân theo loại tiền

- VND_______ 376.1

6 84% 542.76 81% 741.75 80.8% 4828.8 79.9%

- Ngoại tệ 71.65 16% 127.32 19% 176.26 19.2% 208.5

1 20.1%

2 Phân theo kỳhạn dân cư

- Không kỳ hạn 40.75 9.1 % 48.25 %7.2 49.57 5.4% 53.94 %5.2 - Kỳ hạn <12 tháng 294.2 1 65.7% 432.20 64.5% 607.72 66.2% 2695.0 67% - Kỳ hạn ≥ 12 tháng 112.8 5 25.2% 189.63 28.3% 260.71 28.4% 288.3 8 27.8%

trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (khoảng trên 80%), cụ thể: năm 2011 nguồn huy động năm 2011 đạt 376.16 tỷ chiếm 84%, năm 2012 đạt 542.76 tỷ chiếm 81% đến năm 2014 lên tới 828.84 tỷ chiếm 79.9%. Huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng gần 20%, tuy nhiên tỷ trọng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây do chủ trương của BIDV trong việc đẩy mạnh huy động vốn từ ngoại tệ thông qua việc triển khai sản phẩm

Tiết kiệm (TK dự thưởng ngoại tệ, sản phẩm Bảo Lộc...) với lãi suất hấp dẫn, cơ cấu giải thưởng có giá trị lớn, thu hút được nhiều khách hàng tham gia..

Cơ cấu theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng nhỏ và ắt có thay đổi qua các năm. Năm 2011 tỷ trọng chiếm 9% tổng huy động, đến năm 2012 giảm xuống còn 7.2% và đến năm 2013-2014 chiếm 5.4% và 5.2%. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng giảm chủ yếu là do mức tăng của các loại TG có kỳ hạn tăng cao trong khi nguồn tiền gửi không kỳ hạn khá ổn định và ắt có sự biến động. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng huy động vốn của ng n hàng và có xu hướng ngày càng gia tăng. Năm 2011 đạt 294.21 tỷ chiếm 65.7%; Năm 2012 tăng lên tới 432.20 tỷ chiếm 64.5% đến năm 2014 tiền gửi này đã lên tới 695.20 tỷ chiếm 67%. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng là nguồn vốn huy động dài chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, tuy có xu hướng ngày càng gia tăng đến năm 2014 đạt tới 288.38 tỷ chiếm 27.7%. Việc gia tăng nguồn vốn kỳ hạn dài mang lại sự ổn định nguồn vốn cho ngân hàng tuy nhiên do sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng hiên nay khiến mức tăng nguồn vốn dài chậm hơn so với nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, tỷ trọng nguồn vốn dài hạn có xu hướng ngày càng giảm trong năm 2014.

Một phần của tài liệu 0495 giải pháp phát triển NH bán lẻ tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 59)