Đối với Chắnh Phủ và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu 0495 giải pháp phát triển NH bán lẻ tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 119 - 123)

Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là một hướng đi tất yếu của các ngân hàng thương mại. Hoạt động dịch vụ này đang mang lại nguồn thu ổn định cho các NHTM, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng mang lại nhiều tiện ắch đối với khách hàng và gi ữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tăng phương tiện thanh toán đối với nền kinh tế, giảm thiểu được giao dịch tiền mặt, giảm chi phắ lưu thông tiền mặt trong tổng thể nền kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển.

Tuy nhiên, để các ngân hàng thương mại có thể phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bên cạnh sự ủng hộ của môi trường kinh tế xã hội, của khách hàng, còn cần phải có đủ điều kiện về môi trường pháp lý để phát triển các dịch vụ mới, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Để có đủ môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại, đòi hỏi phải có sự đầu tư và quan tâm đúng đắn của Chắnh Phủ, các cấp quản lý. Cụ thể:

Một là, Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo. Cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là công tác bảo mật an toàn. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm

nâng cao nhận thức của người dân đối với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuyên truyền thói quen sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàng.

Hai là, Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Khuyến khắch, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chắnh đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng. Tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch, tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ng n hàng điện tử.

Ba là, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, các cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ k điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chắnh xác. Kiện toàn bộ máy quản l nhà nước về công nghệ thông tin, tách chức năng quản lý ra khỏi kinh doanh.

Sự giúp đỡ của Chắnh phủ là rất quan trọng và có ý nghĩa đối với các ngân hàng, đặc biệt trong việc phát triển dịch vụ NHBL đang rất tiềm năng.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt

NHNN đóng một vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động của hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Cụ thể:

* Hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống NHTM:

Ng n hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển dịch vụ NHBL, đề ra các chắnh sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của các ngân hàng trong nền kinh tế. Sự định hướng chung của ngân hàng Nhà nước sẽ giúp các ngân hàng thương mại cập nhật những thông tin tài

chắnh nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tu trùng lặp, lãng phắ. Ngân hàng Nhà nuớc với tu cách là nhà hoạch định chiến luợc phát triển chung cho hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra môi truờng pháp lý đầy đủ và những định huớng cụ thể, góp phần tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nuớc cần kiểm soát chiến luợc phát triển dịch vụ NHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, bảo đảm kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành nhung vẫn bảo đảm mục đắch chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng. Cụ thể:

- Đua ra định huớng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ bán lẻ để các ngân hàng xây dựng định huớng phát triển của mình, tránh chồng chéo gây lãng phắ, dẫn đến không tận dụng đuợc các lợi thế chung.

- Ngân hàng Nhà nuớc cần có các biện pháp thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các NHTM.

* Hoàn thiện các văn bản pháp quy về dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

Một khung pháp lý chua đầy đủ sẽ gây nhiều trở ngại, lúng túng cho các thành viên tham gia hoạt động. Sự quá nghèo nàn các văn bản pháp quy về dịch vụ NHBL khiến cho các ngân hàng rất lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ trong thực tế. Các ngân hàng đang rất cần các pháp lệnh về dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với những văn bản có liên quan đến hoạt động thanh toán, quản lý ngoại hối, tắn dụng.... Phải kiện toàn hệ thống pháp lý, cơ chế chắnh sách đồng bộ, đổi mới kịp thời để phù hợp với yêu cầu phát triển cũng nhu phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế để ngành dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng có đuợc mội truờng phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả.

Văn bản chế độ cần đi truớc công nghệ một buớc, tạo định huớng cho phát triển công nghệ, hoặc ắt nhất phải sửa đổi kịp thời cho phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ, bảo đảm thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ

ngân hàng hiện đại. Cụ thể:

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ bán lẻ. Các văn bản pháp lý cần được hoàn thiện một cách đồng bộ, đầy đủ, thống nhất theo hướng đơn giản, dễ phổ cập, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ắch chắnh đáng của ngân hàng và khách hàng, giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan.

Có chắnh sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như: Thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phắ sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác. Có chắnh sách ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bằng chắnh sách thuế giá trị gia tăng, xây dựng cơ chế tắnh phắ dịch vụ thanh toán hợp lý.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với bộ công thương trong việc định hướng các công ty cung ứng hàng hóa, dịch vụ phối hợp với các NHTM phát triển mạnh loại hình mua bán hàng hóa qua mạng. Cần chỉnh sửa, bổ sung một số quy định trong chắnh sách quản lý ngoại hối nhằm phù hợp hoạt động thanh toán quốc tế đồng thời ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể về việc giao dịch qua mạng...phù hợp với tình hình thực tế thanh toán ở Việt Nam.

Ng n hàng Nhà nước cần đẩy nhanh việc phối hợp với các cơ quan truyền thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM.

Xây dựng hệ thống thông tin tắn dụng cá nh n để các ngân hàng có được những thông tin về khách hàng nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ tắn dụng bán lẻ.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các NHTM, lập chương trình khảo sát và thực tập tại các NHTM nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho các cán bộ lập chắnh sách của Ng n hàng Nhà nước Việt Nam.

* Nâng cấp phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển dịch vụ bán lẻ: Huy động nguồn vốn trong nuớc, kết hợp với nguồn vốn ODA và vay thuơng mại trên thị truờng vốn quốc tế để đầu tu, nâng cấp phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển dịch vụ bán lẻ. Đẩy nhanh tiến độ dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hoàn chỉnh bộ máy quản lý Nhà nuớc về hoạt động thanh toán.

Bên cạnh việc chủ động hơn nữa của các NHTM trong việc hợp tác lẫn nhau thì ngân hàng nhà nuớc phải là đầu mối thực hiện kết nối các ngân hàng trong việc hợp tác đầu tu vào cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại, triển khai các sản phẩm, dịch vụ.

Một phần của tài liệu 0495 giải pháp phát triển NH bán lẻ tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 119 - 123)