1. 3.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư
2.2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế trên
a) Nguyên nhân thuộc các Ban QLDA của DIC Corp
- Sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan đến dự án còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ: Có thể nói, công tác quản lý dự án là tổng hòa của rất nhiều các hoạt động, sự phối hợp các hoạt động không chỉ giữa những cá nhân trong Ban QLDA mà còn
giữa rất nhiều các đối tượng liên quan, gồm có: Chủ đầu tư, các nhà tư vấn, các nhà thầu, các thể chế tài chính, cộng đồng dân cư, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và một số đối tượng khác tùy theo đặc trưng của từng dự án.
- Trình độcủa các cán bộ của Ban QLDA còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm. Cán bộ QLDA chưa thực sự nhận thức được sự quan trọng của công tác quản lý dự án.
- Số lượng và chất lượng cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu theo nhiệm vụ. Cán bộ giám sát chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu về công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Vấn đề an toàn môi trường tại công trường cần được quan tâm hơn nữa.
- Các Ban QLDA có trình độ nhân sự không đồng đều. Chỉ một vài Ban đã được thành lập và hoạt động trong thời gian dài nên có kinh nghiệm, bộ máy làm việc tương đối đầy đủ. Các Ban khác có lực lượng nhân sự mỏng, không đủ các bộ phận theo quy định, lại chưa có kinh nghiệm quản lý nên chất lượng công việc
không cao.
- Một số Cán bộ lãnh đạo tại các Ban QLDA chưa thực sự nắm bắt được các công việc chính, trình tự thực hiện trong công tác quản lý dự án dẫn đến thụ động trong quản lý, gây chậm tiến độ và nhiều vấn đề phát sinh khác.
b) Nguyên nhân khách quan
- Các quy định, văn bản pháp lý của Nhà nước còn rườm rà:
+ Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quá trình quản lý dự án, các thủ tục hành chính liên quan còn khá rườm rà. Dù đã có nhiều điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới của đất nước và tạo điều kiện hội nhập với thế giới, song các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý dự án vẫn không tránh khỏi còn những chồng chéo, chưa hợp lý, thiếu sự đồng bộ, gây khó khăn cho quá trình thực hiện quản lý dự án.
+ Hệ thống định mức tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước đưa ra chưa đồng
nhất, thay đổi theo từng thời kỳ và theo nhiều hạng mục công trình khác nhau nên chưa thực sự trở thành một cơ sở vững chắc cho các nhà quản lý làm tiêu chuẩn.
+ Các nhà thầu thực hiện công tác xây lắp chủ yếu là các Công ty con thuộc DIC Group, nhiều đơn vị năng lực tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế nên tiến độ thực hiện chậm, dẫn đến chi phí tăng so với dự toán.
- Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế - xã hội có nhiều bất ổn:
+ Giá cả nhiều mặt hàng quan trọng tăng giảm thất thường, khó lường trước, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý dự án của Ban QLDA. Mặc dù trong kế hoạch chi phí đã có khoản dự phòng, nhưng nhiều khi những biến động ở thị trường trong nước và thị trường thế giới là quá lớn, gây khó khăn cho hoạt động giải ngân và thanh toán. Đặc biệt giá vật liệu xây dựng trong nước và trên thị trường quốc tế tăng vọt, gây khó khăn lớn cho Ban QLDA và các nhà thầu trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án trong khuôn khổ chi phí cho phép.
+ Lãi vay Ngân hàng luôn ở mức cao và chính sách thắt chặt tín dụng của Nhà nước làm cho các doanh nghiệp không vay được vốn để đầu tư hoặc các dự án đầu tư thu hồi vốn khó khăn. Do đó kế hoạch đầu tư không đúng tiến độ, phải kéo
dài tiến độ và tạm dừng triển khai để tìm nguồn vốn khác.
- Nguyên nhân từ chính các dự án đầu tư:
Các dự án do DIC Corp làm Chủ đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, các khu dân cư, … với quy mô tương đối lớn. Do đó, thời gian thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư tương đối dài, một dự án lại bao gồm nhiều hạng mục công trình với tiến độ dự án lên đến hàng chục năm. Chính vì vậy, việc đề ra kế hoạch triển khai và kiểm soát tiến độ gặp nhiều khó khăn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 luận văn đã giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng, các dự án đầu tư, sơ đồ bộ máy tổ chức, kết quả thực hiện dự án của các Ban QLDA trong thời gian qua, và qua đó phân tích công tác quản lý dự án của Ban QLDA qua các công tác: Chuẩn bị đầu tư; Thẩm tra và phê duyệt dự án đầu tư; Đấu thầu; Quản lý thi công; Nghiệm thu, bàn giao và thanh quyết toán; Bảo hành sau khi dự án hoàn thành.
Mục đích của việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án của các Ban QLDA thuộc DIC Corp nhằm chỉ ra những thành công cũng như tồn tại hạn chế của mô hình quản lý dự án tại DIC Corp, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác công tác quản lý dự án và đó cũng chính là nội dung chủ yếu sẽ được
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝDỰ ÁN
ĐẦU TƯXÂY DỰNG CỦATỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN XÂY DỰNG