Quản lý chất lượng dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại tổng công ty CP đầu tư phát triển xây dựng (Trang 32 - 34)

1. 3.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư

1.3.3.3. Quản lý chất lượng dự án

Quản lý chất lượng dự án đầu tư là quá trình liên tục, xuyên suốt toàn bộ chu trình dự ántừ giai đoạn hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang vận hành.

Quản lý chất lượng dự án được thực hiện thông qua một hệ thống các biện pháp kinh tế, công nghệ, tổ chức, … thông qua một cơ chế nhất định và các tiêu chuẩn định mức, hệ thống kiểm soát, các chính sách khuyến khích, …

Quản lý chất lượng dự án là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên, tất cả các cấp trong đơn vị, đồng thời cũng là trách nhiệm chung của các cơ quan có liên quan đến dự án bao gồm chủ đầu tư, các nhà thầu, các nhà tư vấn, các đối tượng hưởng lợi từ dự án,…

Công tác quản lý chất lượng dự án bao gồm những nội dung chủ yếu sauđây: -Thẩm tra thiết kế và quy hoạch;

- Kiểm định chất lượng vật liệu, bán thành phẩm và thiết bị của công trình XD; -Tổ chức kiểm tra giám sát tại hiện trường trong quá trình thi công;

-Tổ chức đánh giá chất lượng công trình sau khi hoàn thành.

Quy trình quản lý chất lượng dự án được thể hiện thông qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.3 -Quy trình quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng 2. Đảm bảo chất lượng

Đầu vào:

-Kết quả của các biện pháp quản lý chất lượng.

-Các chỉ tiêu vận hành.

Công cụ và kỹ thuật:

-Công cụ kỹ thuật quản lý kế hoạch chất lượng.

-Biêu mẫu kiểm tra chất lượng.

Đầu ra:

-Cải tiến chất lượng.

1. Lập kế hoạch chất lượng

Đầu vào:

-Mô tả sản phẩm.

-Các tiêu chuẩn và quy định.

-Quy trình đầu ra khác.

Công cụ và kỹ thuật:

-Phân tích chi phí/lợi ích -Các tiêu chuẩn. -Kinh nghiệm. Đầu ra: -Kế hoạch quản lý chất lượng. -Xác định các chỉ tiêu vận hành.

-Danh mục nghiệm thu.

-Đầu ra của các quy trình

khác.

3. Kiểm tra chất lượng

Đầu vào:

-Kế hoạch quản lý chất lượng.

-Xác định các tiêu chuẩn nghiệm thu.

-Danh mục các tiêu chuẩn nghiệm thu.

Công cụ kỹ thuật:

-Thanh tra, giám sát, kiểm

tra. -Biểu đồ.

-Phân tích xu thế, phân tích

nhân - quả.

Đầu ra:

-Cải thiện chất lượng.

-Quy định nghiệm thu.

-Hoàn tất bảng nghiệm thu như trong danh mục.

Chi phí, chất lượng và thời gian là3 mục tiêu quan trọng nhất của quản lý dự án đầu tư. Đây là 3 yếu tố không thể tách rời vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

Mối quan hệ giữa chi phí – chất lượng – thời gian là mối quan hệ rất phức tạp, có thể xem xét trên nhiều góc độ lợi ích khác nhau. Ta chỉ xem xét mối quan hệ này theo góc độ QLDA đầu tư xây dựng, tức là góc độ lợi ích của Chủ đầu tư xây dựng công trình.

Chất lượng dự án đầu tư là các thuộc tính của công trình làm thoả mãn các mục tiêu của việc đầu tư đã được đặt ra. Các thuộc tính này được thể hiện bằng các chỉ tiêu phản ánh giá trị sử dụng và công năng của dự án đầu tư như tuổi thọ của công trình, quy mô công trình, độ chắc chắn, tính hợp lý, mức tiện nghi, mức đáp ứng yêu cầu sử dụng, … Tuỳ thuộc vào từng loại công trình xây dựng và yêu cầu sử dụng mà lựa chọn các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng của công trình cho phù hợp.

Chi phí đầu tư dự án phụ thuộc vào chất lượng công trình xây dựng và phát sinh theo từng giai đoạn của quá trình hình thành công trình xây dựng. Cần phải nhận thấy một đặc điểm rất quan trọng là cường độ chi phí tăng dần theo thời gian. Ở giai đoạn nghiên cứu đầu tư và thiết kế xây dựng công trình thì mức độ chi phí không lớn. Chi phí chủ yếu lại tập trung ở giai đoạn thi công xây lắp. Ở giai đoạn nghiên cứu đầu tư và thiết kế thì các quyết định quản lý không ảnh hưởng nhiều đến chi phí nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng. Còn ở giai đoạn thi công thì ngược lại.

Thời gian thực hiện dự án có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của dự án. Kéo dài thời gian dự án chắc chắn sẽ làm tăng chi phí đầu tư xây dựng công trình, làm lỡ cơ hội khai thác công trình với hiệu quả cao, làm tăng rủi ro cho đầu tư xây dựng công trình như rủi ro về trượt giá. Nếu thời gian xây dựng công trình được rút ngắn sẽ giảm được thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư xây dựng công trình, giảm được chi phí trả lãi vay trong giai đoạn xây dựng, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng để phát huy hiệu quả, tránh được những rủi ro của quá trình đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại tổng công ty CP đầu tư phát triển xây dựng (Trang 32 - 34)