Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại tổng công ty CP đầu tư phát triển xây dựng (Trang 38 - 41)

1. 3.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư

1.3.5.2. Các nhân tố khách quan

a) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến ý tưởng đầu tư và chi phối hoạt động của các Dự án: Tạo thuận lợi hoặc gây cản trở quá trình thực hiện dự án. Điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi không những tạo điều kiện cho các dự án ra đời, hoạt động có hiệu quả mà trong một chừng mực nhất định có thể làm xuất hiện những ý tưởng đầu tư. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lập và quản lý dự án đầu tư. Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô có thể có rất nhiều, tuy nhiên các nhà đầu tư cần lưu ý khi tiến hành đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô đối với các vấn đề căn bản sau:

- Tốc độ tăng trưởng: Đây là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Động thái và xu thế tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến tình hình đầu tư và phát triển của một ngành, một lĩnh vực và sau đó là kết quả đầu tư của một dự án cụ thể. Trên phương diện lý thuyết khi kinh tế càng phát triển, mức sống được nâng cao sẽ là một yếu tố tích cực thúc đầy gia tăng nhu cầu về nhà ở và các công trình xây dựng cơ bản tương ứng trong lĩnh vực này.

- Lãi suất: Lãi suất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn và sau đó là hiệu quả đầu tư. Nếu lãi suất cao hơn, sẽ có ít dự án hơn thoả mãn tiêu chuẩn hiệu quả khi đánh giá cơ hội đầu tư và ngược lại lãi suất thấp hơn thì chi phí sử dụng vốn sẽ nhỏ hơn và nhiều dự án thoả mãn tiêu chuẩn hiệu quả.

- Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát có thể ảnh hưởng lớn đến sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và có thể ảnh hưởng đến ý định và hành động của nhà đầu tư. Lạm phát có thể là rủi ro tiềm tàng làm suy giảm hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, trong điều kiện giảm phát do suy giảm nhu cầu cũng có tác động tiêu cực đến đầu tư và tính hiện thực hoá các cơ hội đầu tư.

- Tình hình ngoại thương và các chế định có liên quan: Chính sách thuế, các hàng rào phi thuế quan, chính sách tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại quốc tế

Những vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, máy móc.

- Tình hình thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách ở mức cao có thể dẫn đến chính phủ phải đi vay nhiều hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến mức lãi suất cơ bản của nền kinh tế, sau đó là chi phí vốn và hiệu quả đầu tư.

- Hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước: Cần phải nghiên cứu cơ cấu tổ chức hệ thống kinh tế theo ngành, theo quan hệ hữu cơ, theo vùng lãnh thổ để làm cơ sở đánh giá trình độ và lợi thế so sánh của dự án đầu tư. Trong một chừng mực nhất định, khía cạnh này có thể ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của một dự án đầu tư. Nghiên cứu các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước trong từng giai đoạn có thể ảnh hưởng đến tình hình và triển vọng đầu tư: chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, quan điểm về cải cách kinh tế…

b) Môi trường chính trị, pháp luật

Sự ảnh hưởng về chính trị cũng như đảm bảo về mặt pháp lý liên quan đến quyền sở hữu và tài sản có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến ý định và hành vi của nhà đầu tư. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế Giới trong báo cáo Phát triển thế giới năm 2005 có tiêu đề “Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người” thì mức độ tin tưởng của doanh nghiệp vào tương lai – kể cả độ tin cậy trong chính sách của nhà nước – sẽ quyết định việc doanh nghiệp có đầu tư hay không và sẽ đầu tư như thế nào”. Theo đánh giá việc nâng cao khả năng tiên liệu chính sách có thể làm tăng khả năng thu hút đầu tư mới lên hơn 30%.

Trong quá trình lập dự án, bên cạnh việc nghiên cứu toàn bộ hệ thống các yếu tố về thể chế, luật pháp, các quy định của nhà nước, các chính sách của Chính phủ liên quan đến hoạt động đầu tư (Luật đầu tư; chính sách thuế, chính sách đất đai…), cần phải nghiên cứu thoả đáng các căn cứ pháp lý cụ thể liên quan đến hoạt động của dự án.

c) Môi trường văn hoá xã hội

Nội dung nghiên cứu và mức độ nghiên cứu môi trường văn hoá xã hội ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư của từng dự án có thể

khác nhau tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, tính chất và mục tiêu của mỗi dự án cụ thể.

Đối với sản xuất công nghiệp thì nội dung nghiên cứu về tập quán tiêu dùng, quy mô dân số, về kết cấu hạ tầng, về sức mua sản phẩm mà dự án cung cấp sẽ được chú trọng. Trong khi đối với các dự án phúc lợi xã hội thì các thông số như: mật độ dân số, chất lượng dân số, cơ cấu dân số.

d) Môi trường tự nhiên

Tuỳ từng dự án mà yếu tố môi trường tự nhiên sẽ được nghiên cứu dưới các mức độ khác nhau nhằm đảm bảo sự thành công của mỗi công cuộc đầu tư cụ thể. Chẳng hạn đối với những dự án công nghiệp hoặc xây dựng thì các yếu tố về điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng được nghiên cứu nhằm để lựa chọn các giải pháp xây dựng, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, bảo quản sản phẩm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về Dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư. Nội dung của chương tập trung vào tìm hiểu những khái niệm cơ bản, cách thức để phân loại dự án đầu tư, quy trình để lập một dự án đầu tư, cũng như những cơ sở lý thuyết để tiến hành phân tích thực trạng trong quản lý dự án đầu tư. Trên cơ sở đó tìm hiểu quản lý dự án đầu tư về các nội dung: Các chức năng của Quản lý dự án đầu tư xây dựng, sự cần thiết của công tác quản lý Dự án, các lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng, chu trình quản lý dự án, các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án. Nêu được các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến quản lý dự án.Vận dụng kiến thức Chương này làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư thuộc Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng ở các chương sau.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại tổng công ty CP đầu tư phát triển xây dựng (Trang 38 - 41)