1. 3.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư
3.3.3. Nâng cao chất lượng nhân lực của Ban QLDA
- Căn cứ phân tích về tiến độ thực hiện các hạng mục công trình, các hạn chế
trong quá trình triển khai công tác đấu thầu, giám sát, thanh quyết toán,… tại Chương 2.
- Căn cứ định hướng phát triển của Tổng Công ty về việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCNVcủa Tổng Công ty giai đoạn 2016 – 2020.
b.Nội dung của giải pháp:
Sau khi rà soát lại công việc của toàn bộ CBCNV các BQLDA hiện tại, xây dựng Đề án sắp xếp nhân sự cho Ban QLDA mới, cần thiết phải tiến hành nâng cao chất lượng nhân lực của BQLDA(ngay trong năm 2019 - 2020).
Việc nâng cao chất lượng nhân sự của dự án được tiến hành thường xuyên,
liên tục để đảm bảo tất cả nhân sự đều có năng lực và kinh nghiệm, có thể triển khai tốt nhiệm vụ được giao.
Đối tượng cần nâng cao chất lượng nhân lực, hình thức thực hiện:
+ Cán bộ Lãnh đạo Ban QLDA: Cửtham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về
trình độ quản lý dự án.
+ Các CBCNV hiện đang làm việc tại các BQLDA được sắp xếp làm việc tại Ban QLDA mới: Lần lượt cử đi tập huấn các lớp nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có. Mặt khác, giai đoạn hiện nay có rất nhiều Luật mới được
ban hành như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, … nên cũng rất cần thiết phải tham gia các lớp học về kiến thức pháp luật để nắm vững những quy định pháp lý trong công tác quản lý dự án.
Cụ thể, tham gia các lớp sau:
+ Lớp bồi dưỡng về kiến thức pháp luật liên quan đến công tác quản lý dự án như Luật Xây dựng và các nghị định hướng dẫn thi hành,…
+ Lớp nghiệp vụ về đấu thầu.
+ Lớp nghiệp vụ về giám sát thi công xây dựng, giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư.
Tuyển dụng mới các CBCNV: Tuyển dụng những người có năng lực và kinh nghiệm quản lý dự án. Cần thiết vẫn cử đi học các lớp nghiệp vụ nêu trên để bổ sung kiến thức về pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định mới.
Tạo điều kiện cho CBCNV học tập, nâng cao trình độ qua các lớp đào tạo đại học, cao học, nghiên cứu sinh,…
Nguồn lực để chi cho việc nâng cao năng lực nhân sự: Lấy từ nguồn quỹ phúc lợi của Tổng Công ty. Tổng chi phí cho năm 2016 khoảng 50 - 100 triệu đồng.
Các chính sách khuyến khích khác:
+ Tuyển chọn lãnh đạo Ban QLDA, quản lý Phòng, nhân viên theo xu thế cạnh tranh. Khuyến khích sự năng động, sáng tạo của cán bộ trẻ trong công tác, đồng thời kiên quyết loại bỏ các cá nhân non yếu về chuyên môn nghiệm vụ hay thiếu ý thức, phẩm chất đạo đức kém.
+ Chú trọng kế hoạch đào tạo mới những cán bộ trẻ, có năng lực để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo trong tương lai và thu hút nhân tài tham gia vào công tác quản lý dự án.
+ Tạo điều kiện thuận lợi, công bằng cho đội ngũ cán bộ có khả năng cạnh tranh lành mạnh, có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những cán bộ có bằng cấp, có trình độ, có kinh nghiệm.
c.Kết quả:
Giải pháp nâng cao năng lực cho nhân sự làm việc tại Ban QLDA sẽ cải thiện được rất nhiều vấn đềtrong công tác quản lý dự án. Cụ thể:
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án từ Ban Lãnh đạo đến toàn thể CBCNV. Việc quản lý hiệu quả, phân chia công việc rõ ràng dẫn đến tiến độ thực hiện đảm bảo, chất lượng công việc tăng lên rõ rệt.
- Người lao động hiểu biết về Pháp luật, có năng lực thực sự lại được quan tâm, tạo điều kiện để học tập, phát triển nên yên tâm công tác, năng suất lao động tăng, khối lượng công việc thực hiện tốt, đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Cán bộ kỹ thuật của Ban QLDA có trình độ chuyên môn cao sẽ nắm bắt được nội dung công việc, có thể góp ý đơn vị tư vấn chỉnh sửa những nội dung sai sót trong hồ sơ thiết kế và trong quá trình thi công. Những sáng kiến này có thể làm lợi cho Chủ đầu tư về mặt chi phí và vả về tiến độ thực hiện công trình.
- Công tác đấu thầu, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán thực hiện nhanh hơn, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho Chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng, tiến độ thi
công công trình, tiết kiệm chi phí đầu tư.
3.3.4. Cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, nhân viên Ban QLDA
Điều kiện làm việc là tổng hợp các nhân tố của môi trường làm việc có ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian làm việc của người lao động. Để đảm bảo sức khỏe và tăng cường khả năng làm việc của người lao động, thì Ban QLDA cần có biện pháp hoàn thiện hơn nữa điều kiện làm việc của người lao động.
a.Căn cứ đề ra giải pháp:
- Căn cứ phân tích về điều kiện làm việc của các CBCNV của các Ban QLDA tại Chương 2.
- Căn cứ định hướng phát triển của Tổng Công ty về việc nâng cao đời sống CBCNV của Tổng Công ty giai đoạn 2016 – 2020.
b.Trình tự tiến hành:
- Ban QLDA rà soát lại điều kiện làm việc, các trang thiết bị cần thiết cho
công tác QLDA, đề xuất với Ban Lãnh đạo Tổng Công ty để đề nghị cải thiện điều kiện làm việc cho CBCNV của Ban.
- Ban Lãnh đạo Tổng Công ty chỉ đạo Văn phòng phối hợp với Phòng Tổ chức - Lao động xem xét đề nghị cải thiện điều kiện làm việc do ban QLDA đề xuất, báo cáo Lãnh đạo quyết định.
- Căn cứ đề xuất của Văn phòng và Phòng Tổ chức - Lao động, Ban Lãnh đạo DIC Corp sẽ phê duyệt nội dung cải thiện điều kiện làm việc, mua sắm bổ sung trang thiết bị cần thiết cho Ban QLDA.
+ Cải thiện điều kiện làm việc trực tiếp phục vụ công việc của CBCNV của Ban QLDA như văn phòng làm việc, trang thiết bị liên quan như máy vi tính, điện thoại, thiết bị kỹ thuật, chế độ xăng xe,bảo hộ lao động,…
+ Tổ chức Công đoàn Ban QLDA phối hợp cùng Tổng Công ty và các đoàn thể xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động văn thể, chương trình du lịch nghỉ dưỡng hàng năm để góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau đồng thời động viên, nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể cán bộtrong đơn vị.
+ Tiếp tục vận động người lao động tham gia đầy đủ công tác từ thiện - xã
hội, nâng cao tình đoàn kết, tính tương thân tương ái trong cộng đồng xã hội “Lá lành đùm lá rách”.
+ Tổ chức, tổng kết động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến qua các phong trào thi đua.
+ Lựa chọn, bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ, có chế độ lương thưởng công bằng bố trí đúng người, đúng việc. Có chế độ phụ cấp lương hợp lý cho cán bộ đi giám sát ở công trường và đi làm các dự án xa nhà.
+ Quan tâm hơn nữa đến đời sống của người lao động. Thường xuyên có các cuộc gặp giữa lãnh đạo và nhân viên để lắng nghe ý kiến và đề xuất tạo nên bầu không khí thoải mái, vui vẻ thì hiệu quả làm việc mới nâng cao.
+ Tuyên truyền người lao động đoàn kết gắn bó, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong và ngoài Tổng TổngCông ty, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và sự phát triển chung của Tổng Công ty.
- Nguồn lực chi cho việc cải thiện điều kiện làm việc của CBCNV Ban QLDA lấy từ nguồn phát triển và quỹ phúc lợi của Tổng Công ty. Công việc này được làm thường xuyên hàng năm với mức chi phí bình quân khoảng 500 – 600
triệu đồng (bao gồm cả chi phí du lịch, nghỉ dưỡng). Nếu không tính chi phí du lịch
thì chi phí cho năm đầu tiên 200 - 300 triệu đồng (do mua sắm các trang thiết bị làm việc). Các năm tiếp theo sẽ thấp hơn nhiều.
Giải pháp được thực hiện sẽ cải thiện đáng kể điều kiện làm việc cho CBCNV tại Ban QLDA. Người lao động được trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc, đảm bảo an toàn lao động nên chất lượng làm việc sẽ tăng lên, tiến độ thực hiện cũng nhanh hơn. Đồng thời, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được quan tâm đúng mực sẽ tạo cho người lao động yên tâm công tác, cống hiến hết năng lực cho Tổng Công ty.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã nêu lên định hướng phát triển của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng trong thời gian tới.Mục tiêu chính vẫn là phát triển các dự án Bất động sản. Trong giai đoạn 2018 - 2022 và các năm tiếp theo, DIC Corp tập trung vào phát triển các khu đô thị lớn tại Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Phú Quốc và Bà Rịa - Vũng Tàu với quy mô tổng diện tích các dự án lên đến hàng ngàn hecta, tổng giá trị giải ngân lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng(chỉ tính riêng giai đoạn 2018 - 2022 là khoảng 15.000 tỷ đồng). Do đó, để thực hiện đầu tư các dự án một cách có hiệu quả, ngoài việc nhanh chóng thực hiện các thủ tục pháp lý chuẩn bị đầu tư, Tổng Công ty cần phải kiện toàn công tác quản lý dự án để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng nhanh này. Theo đó, cần thiết phải đề ra đượccác giải pháp cụ thể như: Hoàn thiện mô hình tổ chức Ban QLDA; nâng cao chất lượng nhân lực của Ban QLDA; cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, nhân viên; Hoàn thiện hệ thống thông tin; Hoàn thiện quy trình công việc. Trong đó các giải pháp “Nâng cao năng lực quản lý và Hoàn thiện quy trình công việc của Ban QLDA” là giải pháp chính.
KẾT LUẬN
Đối với một Tổng Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư Dự án, đặc biệt là các dự án phát triển khu đô thị mới, khu dân cư, khu nhà ở thì công tác quản lý dự án là một trong các khâu then chốt, có tính quyết định đến hiệu quả đầu tư. Nếu công tác quản lý dự án được làm tốt thì sẽ tiết kiệm cho Chủ đầu tư được rất nhiều các khoản chi phí, đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ theo kế hoạch, giảm được các khoản lãi vay, chi phí quản lý Doanh nghiệp, quản lý dự án,… Chính
vì vậy, công tác này ngày càng được các Doanh nghiệp chú trọng.
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng là một Tổng Công ty lớn trực thuộc Bộ Xây dựng, là Chủ đầu tư rất nhiều dự án Bất động sản trên địa bàn cả nước. Cùng với sự tăng trưởng của kinh doanh, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã có một bước phát triển lớn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và mở rộng quy mô đầu tư của Tổng Công ty. Nhìn lại những mặt đạt được cần phát huy, công tác quản lý dự án của Tổng Công ty vẫn còn nhiều thiếu sót cần khắc phục, nhìn nhận một cách khách quan để tìm ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức thực hiện ngày càng tốt hơn. Với nội dung trên, Phần 1của Luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư và từ đó có một cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư của Tổng Công ty. Phần 2 của Luận văn đã nêu lên thực trạng công tác quản lý dự án, đưa ra những nhận xét đánh giá về công tác quản lý dự án đầu tư của Doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, chỉ ra những thành công cũng như tồn tại hạn chế mà từ đó sẽ đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Ở phần cuối của bài luận văn là những giải pháp hoàn thiện cụ thể để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý dự án để thực hiện đầu tư các dự án một cách hiệu quả. Sự thực hiện đầu tư hiệu quả đó góp phần vào quá trình tăng trưởng trong thời gian tới của Tổng Công ty.
Đây là đề tài rộng và khá phức tạp, cùng với những hạn chế không thể tránh khỏi về mặt thời gian và trình độ của học viên, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như cách thức trình bày. Tuy vậy, với những kiến thức học
được trong quá trình học tập, kiến thức thực tế của bản thân trong quá trình công tác
và sự quan tâm giúp đỡ của các thày cô giáo, các CBCNV đang làm việc tại Tổng
Công ty, tác giả đã cố gắng hết sức mình để có được bản luận văn như ý và mong muốn đây sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực trong việc Quản lý dự án Bất động sản tại Tổng Công tycũng như các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực tương tự như Doanh nghiệp.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, Tác giả xin chân thành cảm ơn, sự giúp đỡ của các Phòng, Ban thuộc Tổng Công ty đã giúp cung cấp số liệu,tài liệu; xin chân thành cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của Viện Đào tạo sau đại học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, sự chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô giáo trong Viện Du lịch – Quản lý – Kinh doanh. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đinh Phi Hổ đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn trong việc nghiên cứu, viết đề tài và hoàn thành Luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng thế giới.
2. TS. Phạm Thị Thu Hà, Bài giảng “Quản lý dự án”, Đại học Bách khoa Hà Nội.
3. Quy chế Tổ chức và hoạt động của các Ban QLDA thuộc DIC Corp.
4. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
5. Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
6. Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
7. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Văn bản hướng dẫn.
8. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và các Văn bản hướng dẫn.
9. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 và các Văn bản hướng dẫn.
10. Các Website:
- Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng: www.moc.gov.vn - Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
Phụ lục 1: Phiếu điều tra khảo sát công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại DIC Corp.
I. Thông tin cá nhân:
1. Đối tượng khảo sát:
□ Các cấp quản lý, chuyên gia BQL của Chủ đầu tư □ Các cấp quản lý, kỹ thuật của Nhà thầu
2. Giới tính của các Anh/Chị là:
□ Nam
□ Nữ
3. Tuổi của các Anh/Chị là: □ Dưới 30 tuổi
□ Từ 30 tuổi đến 40 tuổi □ Từ 41 tuổi đến 50 tuổi □ Trên 50 tuổi
4. Thời gian làm việc của các Anh/Chị là:
□ Dưới 5 năm □ Từ 5 năm đến 15 năm □ Từ 16 năm đến 25 năm □ Trên 25 năm Rất kém 1 Không tốt 2 Bình thường 3 Tốt 4 Rất tốt 5
II Quản lý dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư
5 Việc chuẩn bị, tập hợp các hồ sơ trình xin chủ trương đầu