1. 3.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư
1.3.2. Các chức năng của QLDA đầu tư
a) Chức năng ra quyết định: Quá trình xây dựng của Dự án là một quá trình ra quyết định có tính hệ thống, việc khởi công mỗi một giai đoạn xây dựng đều phải dựa vào quyết định đó. Việc đưa ra quyết định ngay từ đầu có ảnh hưởng quan trọng đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công cũng như sự vận hành sau khi dự án đã được hoàn thành.
b) Chức năng kế hoạch: Chức năng kế hoạch có thể đưa toàn bộ quá trình, toàn bộ mục tiêu và toàn bộ hoạt động của Dự án vào quỹ đạo kế hoạch, dùng hệ thống kế hoạch ở trạng thái động để điều hànhvà khống chế toàn bộ Dự án. Sự điều hành hoạt động công trình là sự thực hiện theo trình tự mục tiêu dự định. Chính nhờ chức năng kế hoạch mà mọi công việc của dự án đều có thể dự kiến và khống chế.
c) Chức năng tổ chức: Chức năng tổ chức nghĩa là thông qua việc xây dựng một tổ chức dưới sự lãnh đạo của Giám đốc dự án để bảo đảm dự án được thực hiện theo hệ thống, xác định chức trách và trao quyền cho hệ thống đó, thực hiện chế độ hợp đồng, hoàn thiện chế độ quy định để hệ thống đó có thể vận hành một cách hiệu quả, đảm bảo cho mục tiêu dự án được thực hiện theo kế hoạch.
d) Chức năng điều hành: Quá trình QLDA là sự phối hợp của rất nhiều các bộ phận có mối quan hệ mâu thuẫn và phức tạp, do đó nếu xử lý không tốt các mối quan hệ này sẽ tạo nên những trở ngại trong việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, ảnh hưởng đến mục tiêu Dự án. Vì vậy, phải thông qua chức năng điều hành của QLDA để tiến hành kết nối, khắc phục trở ngại, đảm bảo cho hệ thống có thể vận hành một cách bình thường.
e) Chức năng giám sát: Chức năng giám sát là biện pháp đảm bảo cho việc
dễ rời xa mục tiêu dự định, phải lựa chọn các phương pháp quản lý khoa học để đảm bảo mục tiêu được thực hiện.