Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển chiều sâu

Một phần của tài liệu 0486 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh NH tại NHTM CP quân đội chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 47)

f. Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh:

1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển chiều sâu

a. Mức độ đơn giản gọn nhẹ của các thủ tục trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh:

Mỗi NH khác nhau có các thủ tục trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh khác nhau, các thủ tục đều được quy định nhằm mục đích giúp cho quá trình được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng. Sự phát triển trong mức độ đơn giản gọn nhẹ của các thủ tục thể hiện ở chỗ: năm sau, các thủ tục đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn năm trước, nhưng độ chính xác cao hơn để đáp ứng nhu cầu cho KH mà vẫn đảm bảo an toàn cho NH. Có thể đánh giá chỉ tiêu này thông qua thời gian thực hiện các thủ tục, số lượng các thủ tục, mức độ phức tạp của các thủ tục, quá trình giao dịch của NH là một cửa hay nhiều cửa.. .Ngoài ra cần kết hợp với các chỉ tiêu khác nữa để đánh giá mức độ hoàn thiện của quy trình nghiệp vụ bảo lãnh.

b. Biểu phí hợp lý, linh hoạt:

Phí bảo lãnh là thành phần cấu thành nên thu nhập từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Chỉ tiêu này được xem xét thông qua các chính sách về phí bảo lãnh của NH với các đối tượng KH khác nhau và với các loại hình bảo lãnh

KH lại muốn phải trả ít nhất có thể. Vì vậy, cân bằng được lợi ích giữa NH và KH là điều mà NH hướng tới. Sự phát triển của biểu phí bảo lãnh thể hiện qua việc nó được thay đổi tùy theo thực trạng nền kinh tế hay mức độ cạnh tranh giữa các NH, nhờ đó mà NH đưa ra mức giá cạnh tranh, vừa đảm bảo được doanh thu từ phí bảo lãnh, vừa giữ chân và thu hút KH tham gia hoạt động bảo lãnh nói riêng và các hoạt động dịch vụ khác nói chung.

c. Công nghệ quản lý nghiệp vụ bảo lãnh:

Nhu cầu của KH ngày càng nhiều và đa dạng nên NH đã và đang đưa vào sử dụng rất nhiều phần mềm quản lý nghiệp vụ bảo lãnh để đảm bảo mức độ nhanh chóng và chính xác trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho KH. Do đó việc đánh giá công nghệ quản lý nghiệp vụ bảo lãnh là rất cần thiết. Có thể đánh giá điều này thông qua hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu, phần mềm kế toán, hệ thống máy tính và các máy móc thiết bị khác mà NH đang áp dụng để xác định mức độ hiện đại cũng như phù hợp của công nghệ phục vụ cho công tác lưu trữ thông tin KH, xem các phần mềm này đã thực sự giúp NH đối chiếu giải quyết các khâu trong nghiệp vụ bảo lãnh nhanh gọn, chính xác không mất nhiều thời gian của NH và KH hay chưa? Một NH luôn đổi mới công nghệ quản lý nghiệp vụ bảo lãnh sao cho ngày càng hiện đại thì càng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nhanh chóng và chính xác hơn, càng được KH tin tưởng hơn, từ đó làm nâng cao hình ảnh của Nll,...

d. Cán bộ nhân viên tham gia vào quy trình thực hiện bảo lãnh:

Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động bảo lãnh. Xem xét, đánh giá các cán bộ nhân viên tham gia vào quy trình một cách thường xuyên và liên tục qua các chỉ tiêu như sau:

- Trình độ chuyên môn của nhân viên về nghiệp vụ mà họ thực hiện và các lĩnh vực khác có liên quan.

hiểu thông tin, tác phong làm việc cũng như sự nhiệt tình trong công việc... - Nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, thực hiện đúng quy trình, không vì nguyên nhân nào đó mà thực hiện không đúng và không đủ dẫn đến rủi ro cho NH.

Những đánh giá kịp thời và chính xác sẽ giúp NH sắp xếp cơ cấu nhân sự hợp lý, điều này sẽ làm chất lượng dịch vụ NH nói chung và chất lượng dịch vụ bảo lãnh nói riêng được cải thiện.

e. Dư nợ bảo lãnh xấu và các khoản ngân hàng phải trả thay khách

hàng theo cam kết bảo lãnh:

Để đảm bảo tính ổn định và sự tăng trưởng của nguồn thu từ dịch vụ bảo lãnh NH, bên cạnh việc mở rộng và tăng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh, NH còn cần phải đảm bảo chất lượng cho các khoản bảo lãnh này. Dư nợ bảo lãnh xấu là số dư các khoản cam kết bảo lãnh được phân loại vào nhóm 3 trở lên tức là được phân loại vào các nhóm: Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ, Nợ có khả năng mất vốn.

Khi cam kết bảo lãnh, NH dựa trên uy tín, khả năng tài chính để tạo điều kiện thuận lợi cho KH thực hiện hợp đồng. Đến khi KH không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cam kết trong hợp đồng thì NH phải đứng ra thanh toán cho KH. Lúc này khoản trả thay sẽ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn). Nếu quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày, khoản trả thay sẽ được phân loại vào nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên, khoản trả thay sẽ được phân loại vào nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).

Dư nợ bảo lãnh xấu và số dư bảo lãnh mà NH phải trả thay KH càng lớn càng thể hiện NH đang đứng trước nguy cơ mất vốn, chất lượng công tác thẩm định của NH là chưa tốt.

, Dư nợ bảo lãnh xấu Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh xấu = ____„____,___________

Tổng số dư nợ BL

Tỷ lệ các khoản NH trả thay KH Giá trị các khoản NH trả thay mà KH không hoàn trả được Doanh số bảo lãnh

- Các chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng dư nợ bảo lãnh xấu trong tổng dư nợ BL và tỷ trọng các khoản NH phải trả thay KH trong tổng doanh số bảo lãnh,

thể hiện tỷ lệ các khoản cam kết bảo lãnh và các khoản trả thay KH phát sinh

rủi ro.

- Khi các tỷ lệ trên giảm có thể do số dư các khoản cam kết bảo lãnh được phân loại vào nhóm 3 trở lên giảm, các khoản NH trả thay KH giảm

hoặc do dư nợ BL tăng, doanh số bảo lãnh tăng. Điều này thể hiện

nghiệp vụ

BL của NH đang từng bước được nâng cao chất lượng. Ngược lại, các

tỷ lệ

này tăng có nghĩa là khả năng thu nợ từ KH là rất thấp, có thể gây ra những

tổn thất cho NH. Vì thế không đảm bảo được mục tiêu hàng đầu của các NH

là bảo toàn và sinh lời nguồn vốn.

Một phần của tài liệu 0486 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh NH tại NHTM CP quân đội chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w