- Chính sách của ngân hàng chưa đưa ra biện pháp thực hiện cụ thể
c. Tiếp tục hoàn thiện quy chế bảo lãnh ngân hàng:
Cần bổ sung đối tượng khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh. Bởi vì trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay nhiều ngành nhiều lĩnh vực đều phát sinh nhu cầu về vốn, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà
cả các đơn vị sự nghiệp, các hộ gia đình, tư nhân đều là những đối tượng có thể có nhu cầu được bảo lãnh tại ngân hàng. Mặt khác, không chỉ nhu cầu sản xuất kinh doanh mà cả nhu cầu tiều dùng, giáo dục, y tế... đều là những đối tượng để xem xét bảo lãnh.
- Về mức phí bảo lãnh không nên áp dụng khung mức giá trần vì như vậy là không hợp lý. Mức phí đem lại thu nhập cho ngân hàng và phụ thuộc vào mức độ rủi ro của món bảo lãnh, mức rủi ro càng cao thì mức phí càng lớn. Việc quy định một mức phí trần chẳng khác nào trói buộc ngân hàng chỉ được chấp nhận một mức phí rủi ri tương ứng, khi gặp các dự án có mức rủi ro cao hơn ngân hàng muốn thu phí cao hơn cũng không được mà ngân hàng theo các quy định của mình sẽ không thể phát hành bảo lãnh. Như vậy, việc quy định mức phí trần không căn cứ vào thực tế là không hiệu qủa.
- Về mức bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng: Tổng số dư bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD. Quy định này là chưa phù hợp vì mức dư nợ cho vay cũng được quy định không vượt qua 15% VTC của ngân hàng và tổng các hạn mức cho vay và bảo lãnh không vượt quá 25% VTC của ngân hàng. Điều này làm hạn chế mức bảo lãnh của ngân hàng trong trường hợp khách hàng có nhu cầu bảo lãnh nhưng không có nhu cầu vay vốn. Hướng xử lý là cần có quy định chung đối với số dư bảo lãnh và tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với khách hàng không được vượt quá tỷ lệ so với VTC của ngân hàng do Thống đốc NHNN quy định và tỷ lệ này nên ở mức cao hơn vì hiện nay VTC của NHTM còn thấp, nếu quy định như vậy sẽ hạn chế cho KH trong việc thực hiện bảo lãnh tại NH.
- Trên thực tế, có nhiều khách hàng có nhu cầu bảo lãnh vượt quá tổng mức bảo lãnh cho phép của NHTM, khách hàng đề nghị bổ sung bằng nguồn vốn tự có cho phần vượt đó nhưng ngân hàng không được phép thực hiện do
quy chế bảo lãnh chưa quy định vấn đề này. NHNN có thể xem xét bổ sung trường hợp này để hoạt động bảo lãnh ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đảm bảo lợi nhuận và sự an toàn cho ngân hàng.
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân đội
Ngân hàng cần nhanh chóng hoàn thiện quy trình bảo lãnh trên cơ sở đơn giản hóa thủ tục cấp bảo lãnh sao cho vừa nhanh chóng vừa thuận tiện cho khách hàng khi thực hiện giao dịch, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Cho phép các chi nhánh được xây dựng quy trình bảo lãnh riêng phù hợp với thực tế hoạt động tại Chi nhánh mình.
- Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tình. Ngân hàng có thể tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn đến dài hạn, không ngừng đào tạo trong nước mà còn cử cán bộ đi học tập ở nước ngoài, tổ chức các buổi tọa đàm, mời các chuyên gia nước ngoài để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Cần có chính sách tiền lương, đãi ngộ hợp lý, công bằng, tránh tình trạng chảy máu chất xám.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh để hoạt động bảo lãnh được diễn tả một cách an toàn, đưa vào ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ. Tạo điều kiện mở rộng hoạt động, mở rộng quan hệ với các ngân hàng khác để phát triển hơn các nghiệp vụ đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh với các hợp đồng kinh tế lớn, thời hạn bảo lãnh dài.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những hạn chế, tồn tại rút ra được từ thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Ba Đình, luận văn đã đưa ra một số giải pháp có tính ứng dụng tại Chi nhánh và mang tính thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống MB. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị phù hợp lên các cấp chủ quản nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống MB nói chung.
Các giải pháp đưa ra dựa trên thực tế và căn cứ vào những tồn tại trong việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh và cũng dựa trên tình hình nền kinh tế trong nước, các chủ trương, định hướng chung của Ngân hàng TMCP Quân đội. Các giải pháp đưa ra như: Xây dựng kế hoạch phát triển và nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng trong đó có các chính sách về sản phẩm, chính sách khách hàng, chính sách quảng cáo, marketing, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng công tác thẩm định...
Một số kiến nghị được đưa ra là các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Quân đội
KẾT LUẬN
Ngày nay, nền kinh tế phát triển với xu hướng toàn cầu hóa đem lại cho các ngân hàng của Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng nhiều thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng. Việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng đang bùng nổ mạnh mẽ, ngân hàng là cầu nối trung gian giữa người mua và người bán, giữa chủ đầu tư và đối tác của họ..., tạo cho người thụ hưởng sự yên tâm, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro khi thực hiện giao dịch; là chất xúc tác cho việc ký kết hợp đồng diễn ra thuận lợi, không phải xuất quỹ tiền mặt. nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay khi doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, hoạt động bảo lãnh cũng mang lại cho NH nguồn thu đáng kể, làm nâng cao uy tín và vị thế của NH. Bảo lãnh là một dịch vụ mới nhưng gần đây rất được các ngân hàng và doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng do khả năng chống đỡ rủi ro của nó nên cần được nghiên cứu và phát triển.
Có rất nhiều khái niệm về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, song về bản chất và phương thức thực hiện, các khái niệm này đều nêu bật lên nghĩa vụ của người phát hành bảo lãnh phải thanh toán cho người nhận bảo lãnh nếu người đó có bằng chứng chứng minh được bên bảo lãnh vi phạm hợp đồng cam kết. Để đánh giá sự hoạt động bảo lãnh, cần dựa trên nhiều chỉ tiêu như: Chỉ tiêu đánh giá quy mô, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển chiều sâu,...
Đối với Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Ba Đình nói riêng thì nghiệp vụ bảo lãnh là một trong số những nghiệp vụ luôn được chú trọng vì những đóng góp không nhỏ của nó trong sự phát triển của ngân hàng. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, thì trong quá trình triển khai thực hiện nghiệp vụ vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, hạn chế cần được giải quyết, khắc phục. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp phát triển nghiệp vụ là rất cần thiết.
Với mục tiêu phát triển hơn nữa nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Ba Đình nói riêng và với hệ thống NHTM nói chung, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số các kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại và đưa hoạt động bảo lãnh ngày càng phát triển hơn.
Do trình độ cũng như nhận thức của bản thân có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,rất mong nhận được những lời đóng góp, sửa chữa của các quý thầy cô và các cán bộ chuyên môn để em có thể bổ sung và hoàn thiện cho luận văn được tốt hơn, có được kiến thức sâu rộng hơn về loại hình hoạt động này.
Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2001
2. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Quyết định số 28/2012/TT-NHNN của NHNN Việt Nam ngày 03/10/2012 quy định về bảo lãnh ngân hàng.
4. Tài liệu lưu hành nội bộ về bảo lãnh ngân hàng của MB Ba Đình
5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nội bộ MB Ba Đình từ năm 2012 đến năm 2014.
6. Báo cáo kết quả hoạt động bảo lãnh tại MB Ba Đình từ năm 2012 đến năm 2014.
7. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại - David Cox
8. Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng - Lê Nguyên - NXB Thống kê
9. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - Fredric S.Miskin 10.Tạp chí ngân hàng các năm 2012, 2013, 2014.