- Chính sách của ngân hàng chưa đưa ra biện pháp thực hiện cụ thể
c. Chú trọng và nâng cao công tác tư vấn cho khách hàng:
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng
Trong điều kiện nền kinh tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều biến động, việc thẩm định KH phải được tiến hành một cách nghiêm túc và chặt chẽ hơn nhằm mục đích đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng bảo lãnh ngân hàng. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, ngân hàng cần thu thập thông tin và số liệu chính xác, phù hợp; đánh giá và phân tích các yếu tố liên quan đến KH cũng như những biến động của môi trường bên ngoài một cách khách quan; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công tác thẩm định nói riêng và nghiệp vụ bảo lãnh nói chung. Công tác thẩm định cần tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt:
thông tin do họ cung cấp thông qua các phuơng tiện thông tin nhu báo, đài, internet... và các nguồn khác nhu:
+ Gặp gỡ trực tiếp KH, thông qua đó đánh giá cơ bản về mức độ trung thực của KH bảo lãnh.
+ Xuống cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để tìm hiểu tình trạng nhà xuởng, máy móc thiết bị và quy trình công nghệ, tình hình hoạt động.
+ Thu thập thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác có quan hệ với KH trong quá khứ và hiện tại để có thông tin về mức độ uy tín của KH.
- Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng
NH cần thẩm định vấn đề này đầu tiên để đảm bảo khách hàng có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện các nghĩa vụ của mình, nó cũng là điều kiện tiên quyết để giải quyết các tranh chấp khi có rủi ro xảy ra.
- Xem xét tu cách đạo đức, uy tín và khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp: Tu cách đạo đức, uy tín của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng và ảnh huởng rất lớn đến rủi ro trong hoạt động bảo lãnh vì nó quyết định đến mong muốn thực hiện hợp đồng cũng nhu mong muốn trả nợ của KH trong truờng hợp NH trả thay. NH có thể đánh giá thông qua:
+ Cách ứng xử, quan hệ trong nội bộ DN giữa nhân viên với nguời quản lý, giữa nhân viên với nhau.
+ Quan hệ với các đối tác trong kinh doanh nhu: nhà cung cấp, khách hàng.
+ Quan hệ với cộng đồng, các tổ chức xã hội.
Một vấn đề khác cần quan tâm là khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp, ban giám đốc vì mọi quyết định của chủ doanh nghiệp đều ảnh huởng đến hoạt động của cả doanh nghiệp. Quyết định đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và nguợc lại.
Tuy nhiên, trên thực tế NH chưa có sự quan tâm đúng mức đến các yếu tố này nên rất có thể rủi ro trong tương lai. Do đó yêu cầu đặt ra là cần phải đánh giá tư cách đạo đức, uy tín và khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp.
- Năng lực tài chính của KH: NH cần nghiên cứu chính xác năng lực tài chính của KH để đánh giá được hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tương tai của KH từ đó biết được khả năng hoàn trả của KH. Năng lực tài chính được xem xét thông qua các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các dự báo tài chính từ đó NH sẽ tính toán và đánh giá được các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và các chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh lời của DN.
- Thẩm định hiệu quả dự án đầu tư:
Nội dung này rất quan trọng bởi hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là yếu tố chủ chốt giúp NH đạt được hiệu quả bảo lãnh như mong muốn và giảm thiểu rủi ro. Trước khi ra quyết định bảo lãnh, Chi nhánh cần xem xét các khía cạnh sau:
+ Mục tiêu của dự án, phương án đó là gì? Kiểm tra tính phù hợp, hiệu quả kinh tế mà các dự án của doanh nghiệp có thể mang lại.
+ Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của bản thân DN. Ngân hàng cần tính toán mức phí thu nhập của dự án, tỷ lệ lợi nhuận dự đoán, bên cạnh đó NH nên kiểm tra các yếu tố khác của dự án như: Phương án tiêu thụ sản phẩm, thời gian hoàn vốn, sự hợp lý của quy mô nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn...trên cơ sở đó có thể ra Vquyết định bảo lãnh hoặc có thể tư vấn cho KH nhằm mục đích giảm rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện dự án và tăng khả năng sinh lời.
tính mùa vụ, thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu thị truờng, thu nhập của nguời tiêu dùng để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án.
- Thẩm định TSĐB:
Nếu tài sản thế chấp là nhà cửa, máy móc thì rất khó để đánh giá giá trị, chúng sẽ thay đổi giá trị nếu thời gian thực hiện dự án kéo dài. Vì vậy, NH luôn phải định giá lại thuờng xuyên, nên thành lập một tổ đánh giá tài sản bao gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, am hiểu thị truờng nhằm đánh giá chính xác giá trị còn lại của tài sản thế chấp, khả năng phát mại tài sản và giá trị thị truờng của tài sản đó.
Hiện nay, các KH của NH hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của KH. Điều này rất khó khăn do trình độ của cán bộ tín dụng là có hạn, do vậy, ngân hàng cần phối hợp với các NH khác, các chuyên gia, các nhà tu vấn, để khai thác thông tin để có đánh giá, quyết định chính xác.
Để hoạt động bảo lãnh thực sự có hiệu quả, phát huy hết đuợc vai trò của nó thì NH nên thành lập tổ thẩm định hoạt động độc lập với cán bộ tín dụng để có cơ hội tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu, đánh giá hoạt động của KH.