Qua bảng số liệu trên có thể thấy hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh có chất lượng rất tốt, đã hạn chế rủi ro cho Chi nhánh, đảm bảo mục tiêu sinh lời.

Một phần của tài liệu 0486 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh NH tại NHTM CP quân đội chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 102)

chất lượng rất tốt, đã hạn chế rủi ro cho Chi nhánh, đảm bảo mục tiêu sinh lời. Đó là những thành tích công tác thẩm định KH cũng như việc theo dõi, đôn

đốc KH trong quá trình thực hiện bảo lãnh, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của các cán bộ tín dụng.

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ Sự PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂNHÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.4.1. Các kết quả đạt được

Thứ nhất, mức phí thu được từ hoạt động bảo lãnh trong những năm gần đây, luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng mức phí thu từ hoạt động dịch vụ, đồng thời mức phí này còn liên tục tăng qua các năm, góp phần làm tăng doanh thu của Chi nhánh. Mức phí thu từ dịch vụ bảo lãnh năm 2012 là 1.693 trđ, đến năm 2014 đã tăng 2.573 trđ lên mức 4.266 trđ, tương đương với tăng 151.99%. Có được kết quả như vậy chủ yếu là do Chi nhánh đã tập trung phát triển các loại hình bảo lãnh như là bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước. Bên cạnh các loại hình bảo lãnh truyền thống như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước,... năm 2013 và 2014, Chi nhánh còn mở rộng thêm loại hình bảo lãnh mới là bảo lãnh thanh toán thuế, tuy nhiên dư nợ và tỷ trọng trong tổng dư nợ của loại bảo lãnh này còn chưa cao. Có thể thấy, Chi nhánh đã rất cố gắng mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh của mình để đáp ứng nhu cầu KH, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh cho NH, đem lại doanh thu lớn từ dịch vụ này.

Thứ hai, biểu phí bảo lãnh mà NH đưa ra đã khá hợp lý và linh hoạt, vì với mỗi loại hình bảo lãnh khác nhau và tùy từng KH đặc thù lại quy định riêng một mức phí. Điều này giúp NH quản lý tốt hơn khoản thu nhập từ phí bảo lãnh, đồng thời tạo được uy tín đối với KH.

Thứ ba, dư nợ và doanh số bảo lãnh đối với KH lớn qua các năm đều tăng trưởng cao, ngày càng có những hợp đồng có giá trị lớn, nhiều món bảo

lãnh có nhân tố nước ngoài tham gia. Điều này đã khẳng định uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này của Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung và với chi nhánh Ba Đình nói riêng.

Thứ tư, cơ cấu bảo lãnh thay đổi theo hướng tích cực: các loại hình bảo lãnh trở nên đa dạng và phong phú hơn, đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của KH. Các loại bảo lãnh như bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán trong hai năm gần đây được sử dụng nhiều, đóng góp không nhỏ vào thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh.

Thứ năm, hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh đã hạn chế rủi ro cho NH khi cấp bảo lãnh. Năm 2012 có 1 hợp đồng bảo lãnh ngân hàng phải đứng ra trả thay thì đến năm 2013 và 2014 không có một lần nào khách hàng vi phạm hợp đồng mà ngân hàng phải đứng ra trả thay, cho thấy Chi nhánh đã chú trọng hơn đến công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát KH, hạn chế việc NH phải đứng ra trả thay, đồng thời phát hiện kịp thời khó khăn để cùng doanh nghiệp tháo gỡ, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và cũng là để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ của KH với NH, nói lên rằng chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh luôn được đảm bảo và không ngừng nâng cao hiệu quả và an toàn.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân2.4.2.1. Những hạn chế còn tồn tại 2.4.2.1. Những hạn chế còn tồn tại

Mặc dù đạt được những kết quả rất đáng khích lệ khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, nhưng việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh cũng gặp phải nhiều khó khăn hạn chế. Thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng doanh thu của NH.

Nguồn thu từ dịch vụ ròng có sự đóng góp không nhỏ từ hoạt động bảo lãnh. Song tại Chi nhánh, nguồn thu lớn nhất, chiếm tỷ trọng cao so với tổng

doanh thu từ NH lại là thu từ hoạt động cho vay. Tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ bảo lãnh trong tổng doanh thu còn thấp, chua xứng đáng với tiềm năng phát triển của dịch vụ này.

Đối tuợng đuợc bảo lãnh phần lớn là các doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với NH. Đây là các KH truyền thống, mức độ rủi ro sẽ thấp hơn các KH mới, nên NH thuờng có sự uu tiên hơn. Tuy nhiên trong điều kiện các giao dịch thuơng mại phát triển nhu hiện nay, có rất nhiều đối tuợng doanh nghiệp cần đuợc bảo lãnh. Vì thế, Chi nhánh nên quan tâm hơn nữa đến các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị truờng để cung cấp thêm các loại hình bảo lãnh cho phù hợp với từng đối tuợng, tăng doanh thu hoạt động bảo lãnh, nâng cao chất luợng bảo lãnh tại Chi nhánh.

Thứ hai, cơ cấu bảo lãnh còn mất cân đối, chua có sự đồng bộ. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng truớc, cam kết bảo lãnh duới hình thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn trong khi các loại bảo lãnh khác chiếm tỷ trọng tuơng đối thấp.

Thứ ba, các hình thức bảo lãnh chỉ chú trọng đến khách hàng là doanh nghiệp trong khi các sản phẩm giành cho khách hàng cá nhân vẫn còn bỏ ngỏ nhu: bảo lãnh du học, bảo lãnh nhà đất,...

Thứ tư, đối tuợng KH chua đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu vào các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, chua mở rộng đối tuợng KH nhu là KH cá nhân hay các doanh nghiệp tu nhân,.

Thứ năm, công nghệ quản lý nghiệp vụ bảo lãnh mới chỉ dừng lại ở hệ thống máy tính hiện đại, hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu, phần mềm kế toán, chứ chua có công nghệ chống làm giả thu bảo lãnh. Giấy in thu bảo lãnh chua thống nhất trong toàn hệ thống.

Thứ sáu, do chất luợng thẩm định dự án còn hạn chế, nên Chi nhánh hầu nhu không bảo lãnh cho các dự án có dấu hiệu rủi ro. Chi nhánh cần nâng cao

chất lượng thẩm định dự án và nếu Chi nhánh chấp nhận một tỷ lệ rủi ro hợp lý thì có thể nâng cao thu nhập của mình.

Thứ bảy, về vấn đề tài sản thế chấp, các khách hàng truyền thống thường không phải ký quỹ 100% mà chỉ ký quỹ một phần, đảm bảo bằng tài sản thế chấp một phần thậm chí là chỉ bảo đảm bằng tín chấp. Nhiều khi giá trị tài sản thế chấp nhỏ hơn rất nhiều so với tổng giá trị các món vay và bảo lãnh.

Khi có biến cố vi phạm hợp đồng xảy ra, ngân hàng đã phải xuất quỹ để trả thay và phải mất một thời gian khá dài mới có thể thu hồi lại khoản tiền này. Dù là khách hàng truyền thống nhưng ngân hàng vẫn cần thẩm định, xem xét cẩn thận để quyết định hình thức cũng như giá trị bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Ngoài ra, đối với khách hàng mới thiết lập quan hệ với ngân hàng, họ thường phải ký quỹ hoặc có tài sản thế chấp bằng 100% giá trị khoản bảo lãnh. Nhưng một vấn đề ở đây là giá trị tài sản đảm bảo của họ thường thấp hơn nhiều so với nhu cầu cần bảo lãnh, do đó ngân hàng thường từ chối bảo lãnh và làm mất đi cơ hội kinh doanh sinh lời của ngân hàng. Vấn đề vẫn là cần phải nâng cao hơn nữa công tác thẩm định, đưa ra mức bảo đảm hợp lý phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng, tránh bỏ lỡ khách hàng tiềm năng, bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Thứ tám, trình tự, thủ tục thực hiện xác nhận thông tin bảo lãnh chưa thống nhất nhất và chưa được chuẩn hóa. Chưa quy định rõ trách nhiệm của các bộ phận và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện xác nhận thông tin bảo lãnh trong nước.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chếa. Nguyên nhân khách quan: a. Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu 0486 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh NH tại NHTM CP quân đội chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w